Tin tức - Sự kiện

Việt Nam: Điểm đến cuối cùng của sừng tê giác châu Phi?

Ngày 18/10, Trung tâm Nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ và tư liệu phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức tập huấn cho các nhà báo về tình trạng chống buôn bán động vật hoang dã, giới thiệu về chiến dịch toàn cầu chống nạn buôn bán sừng tê giác.

Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loại động thực vật hoang dã – Traffic, dẫn số liệu từ Cơ quan Cites (Công ước quốc tế về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp) cho biết, từ năm 2003 đến năm 2010 có 657 chiếc sừng tê giác được xuất khẩu hợp pháp từ Nam Phi vào Việt Nam dưới dạng “chiến lợi phẩm”.

Tuy nhiên, số liệu từ Cơ quan Cites Việt Nam chỉ ghi nhận 170 chiếc. Điều này cho thấy, có tới 74% còn lại, không được khai báo, làm mất tới 2 triệu USD tiền thuế.

Việt Nam có phải là nơi tiêu thụ, là điểm đến cuối cùng của sừng tê giác từ châu Phi? Điều này, còn nhiều quan điểm khác nhau của các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng như các chuyên gia về nghiên cứu về động vật hoang dã và môi trường và cơ quan chức năng của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Naomi (Traffic), ngoài môn thể thao săn bắn, mạng lưới buôn bán bất hợp pháp còn cung cấp cho Việt Nam hàng trăm chiếc sừng tê giác từ những nguồn bất hợp pháp khác ở châu Phi.

Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, quản lý dự án về Chiến dịch toàn cầu chống nạn buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam và nội địa của Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên – WWF Việt Nam, cho hay trước thực trạng săn bắn, buôn bán sừng tê giác vào Việt Nam, từ tháng 4/2012, Chính phủ Nam Phi đã ngừng cấp giấy phép săn bắn thể thao tê giác cho người Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản chính thức nào liên quan đến việc nhập khẩu sừng tê giác là chiến lợi phẩm săn bắn.

Còn theo nghiên cứu của Traffic, tính đến tháng 6 năm 2012, không có vụ bắt giữ sừng tê giác nào được báo cáo tại Việt Nam kể từ năm 2008.

 

 

Anh Thảo (Theo SGTT)

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo