Thị trường

Việt Nam được lợi nhiều khi tham gia EITI

(DNHN) Tăng nguồn thu cho ngân sách, giảm thiểu thất thoát tài chính từ hoạt động khai thác dầu khí, khoáng sản; Tạo dựng lòng tin của dân chúng đối với quản lý và điều hành của chính phủ - giảm thiểu xung đột giữa các bên liên quan; Phòng và chống tham nhũng hiệu quả hơn. Đó là những lợi ích của ngành khai khoáng Việt Nam khi tham gia EITI.

EITI là sáng kiến về liên minh tự nguyện giữa các chính phủ, các công ty, các tổ chức xã hội và tổ chức quốc tế nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành khai thác khoáng sản.

 

Hoạt động trên Hai cơ chế chủ yếu: Công ty khai khoáng công khai các khoản chi cho Chính phủ và ngược lại Chính phủ công khai nguồn thu nhận được từ các công ty khai khoáng. Đồng thời, có một cơ quan độc lập, nhiều thành phần khác nhau để đối chiếu các số liệu thu được.

 

Hiện nay, thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều bất cập: Hệ thống pháp luật về quản lý và khai thác khoáng sản tương đối đầy đủ.

 

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách lớn giữa quy định luật pháp và thực tế, vì thế: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác khoáng sản chưa cao. Chủ yếu khai thác, chế biến và xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế; Chưa minh bạch và phân chia lợi ích không đồng đều; Để lại hậu quả về mặt môi trường và xã hội lớn – khó khắc phục; Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư chưa nhiều.

 

Thực tiễn hoạt động thu – chi đối với khoáng sản: Thuế tài nguyên: doanh nghiệp tự kê khai sản lượng; Phí mua, sử dụng thông tin và phí thăm dò bằng ngân sách: thực tế không nộp; Phí bảo vệ môi trường: không công bằng giữa các doanh nghiệp, không công khai rõ ràng.

 

Với thực trạng đó, nếu Việt Nam tham gia EITI sẽ giúp phân bổ nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả;Giảm thiểu tham nhũng; Là sức ép để bộ máy nhà nước vận hành tốt hơn.

 

Đối với doanh nghiệp: Tạo niềm tin của nhà đầu tư; Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp; Giảm chi phí không chính thức trong tiếp cận thông tin và giải quyết vấn đề; Tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các đối tượng khác nhau.

 

Đây là những ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo “Giới thiệu sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng (EITI)” do Viện Tư vấn phát triển (CODE) và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đồng tổ chức vào ngày 24 tháng 7 năm 2012.

 

Hội thảo còn có sự tham gia chia se kinh nghiệm của Ông. Matthieu Salomon, Quản lý chương trình Đông Nam Á, Viện giám sát nguồn thu (RWI), Mỹ và những kinh nghiệm EITI từ Indonesia.

 

 

Như Trâm

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo