Việt Nam thiệt hại 2,6 tỷ USD mỗi năm vì phân bón giả
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, không chỉ gây thiệt hại về tiền, phân bón giả còn để lại những hậu quả to lớn về sức khỏe con người cũng như môi trường.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường xử lý trên 3.000 vụ vi phạm, thu giữ gần 1.000 tấn phân bón các loại.
Có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, cơ quan chức năng đã phát hiện gần 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ngân sách.
Theo thống kê của Hiệp hội phân bón Việt Nam, hiện có khoảng 7.000 loại phân bón đang được lưu hành trên thị trường, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh phân bón.
Trước tình trạng này, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên mua phân bón tại các đại lý uy tín, yêu cầu xuất hoá đơn, giữ lại 1kg cho mỗi bao, kể cả giữ lại bao bì đề phòng khi có bất trắc sẽ còn vật chứng để đối chiếu, đồng thời báo ngay cho cơ quan thẩm quyền tại chỗ.
Theo các chuyên gia, việc phân biệt phân bón giả rất khó bằng mắt thường, do vậy, người dân có thể bón thử trên rau ăn lá, sau 3-5 ngày nếu cây rau xanh, tươi mát là phân bón chất lượng; ngược lại, không thấy thay đổi, thậm chí lá vàng, thối rễ là phân bón giả hay kém chất lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Langfarm Center: Điểm tham quan, trải nghiệm và mua sắm mới lạ của Đà Lạt
‘Thúc’ giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội
Giá vàng ngày 5/1/2025: SJC dao động quanh mức 85 triệu đồng/lượng
Giá ngoại tệ ngày 5/1/2025: USD giảm tốc sau chuỗi tăng trưởng mạnh
Giá nông sản ngày 5/1/2024: Cà phê ổn định, hồ tiêu tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 5/1/2025: Biến động tăng trên cả ba miền