Việt Nam trở thành "bãi rác công nghiệp" cho Trung Quốc?
"Việt Nam đang trở thành một bãi rác khi máy cũ, những loại máy đã bị cấm sản xuất ở nước họ, đang ùn ùn đổ về nước ta. Không riêng ngành in, thậm chí cả những thiết bị máy móc cầm tay như máy khoan, máy cắt, hoặc các loại máy như phát điện, máy bơm… toàn sản phẩm của Trung Quốc.”
Việt Nam đang trở thành bãi rác
Ông Đỗ Minh Công, giám đốc công ty Đỗ Gia – một doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực gia công sau in, cho biết: “Hiện tại Việt Nam đã có một số đơn vị chế tạo các thiết bị máy móc của ngành in, tuy nhiên giá thành và sự đa dạng vẫn không đủ sức cạnh tranh với máy từ Trung Quốc. Nhưng một thực tế là khi làm ăn với Trung Quốc, cách kinh doanh của họ rất “khôn”.
Về cái “khôn” trong cách làm ăn của người Trung Quốc, vị giám đốc này lý giải: “Riêng về máy móc mua mới, không bao giờ Việt Nam được cập nhật công nghệ mới nhất từ phía Trung Quốc, ngoài ra, những chi tiết như hướng dẫn sử dụng, cấu tạo sản phẩm, bảo hành bảo dưỡng phía doanh nghiệp mua máy không được tiếp xúc, các loại linh phụ kiện quan trọng nếu cần thay thế cũng không thể mua sẵn ở Việt Nam.
Tôi lấy ví dụ, dặc biệt, khi mua một chiếc máy gia công khoảng 200 triệu, nó sẽ đảm bảo hoạt động tốt đến khi ta kiếm được lợi nhuận bằng giá trị chiếc máy ấy, sau đó nó sẽ đổ ra đủ thứ bệnh, thậm chí trở thành sắt vụn. Ta tiếp tục phải đầu tư nâng cấp. Ưu điểm duy nhất của máy Trung Quốc là giá rẻ.”
“Đặc biệt, theo quan điểm của tôi, Việt Nam đang trở thành một bãi rác khi máy cũ, những loại máy đã bị cấm sản xuất ở nước họ, đang ùn ùn đổ về nước ta. Không riêng ngành in, thậm chí cả những thiết bị máy móc cầm tay như máy khoan, máy cắt, hoặc các loại máy như phát điện, máy bơm… toàn sản phẩm của Trung Quốc.” – ông Công chia sẻ.
Vị giám đốc một doanh nghiệp nhỏ này nhận định: “Máy cũ từ những quốc gia này, không riêng Trung Quốc về Việt Nam có cái lợi là để cho những công ty nhỏ như chúng tôi có cửa sống, có cửa sản xuất. Nhưng về lâu dài, tôi thấy nước ta sẽ chẳng khác gì một bãi rác công nghiệp của thế giới.”
Tiền nào của nấy
Theo tìm hiểu của PV, những nhà xuất bản lớn, vốn đầu tư mạnh, hoặc các nhà in quốc doanh, việc sở hữu một dây chuyền hiện đại là điều đơn giản. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp tư nhân cỡ vừa và nhỏ, họ buộc phải tìm đến những công nghệ cũ, những máy móc cũ kỹ, thậm chí là đồ thải của các nước phát triển để đáp ứng yêu cầu sản xuất của mình.
Trao đổi với anh Nguyễn Văn Đoàn, thợ cả của bộ phận gia công sau in của công ty in Đông Á (Hà Nội), anh cho biết: “Hiện tại ở Việt Nam, về máy móc ngành in nhập khẩu từ hai nguồn hàng mới và hàng bãi (hàng cũ). Đối với các công ty nhỏ, sở hữu một dây chuyền sản xuất, hoặc một giàn máy in mới 100% là một giấc mơ khó có thể thực hiện. Hầu hết phải mua máy cũ. Nguồn máy cũ thì có xuất xứ hoặc của Trung Quốc, hoặc của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc…”
“Máy Trung Quốc được cái giá thành cực kỳ rẻ so với máy của các quốc gia khác, đặc biệt so với Nhật Bản. Ví dụ như một máy cắt giấy lập trình, giá của Trung Quốc chỉ khoảng 30 triệu đồng, nhưng máy Nhật hoặc Đức lên tới giá phải 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, máy Trung Quốc thường xuyên hỏng vặt, trong khi máy Nhật sử dụng rất ổn định, an toàn, hiệu quả cao. Thực tế, có nhiều loại máy cũ của Nhật còn cho ra chất lượng sản phẩm tốt hơn và hiệu quả cao hơn, bền bỉ hơn máy cùng loại mới 100% của Trung Quốc.” – Anh Đoàn cho biết thêm.
“Cách đây khoảng 10 năm, các công ty in Việt Nam rất thích dùng hàng Trung Quốc, nhưng hiện tại đều phải bỏ của chạy lấy người. Sau vài năm sử dụng, những loại máy của nước này, cái mua mới thì bệnh tật, hỏng hóc, cái mua cũ thì chỉ còn nước bán sắt vụn. Đặc biệt với máy in xuất xứ Trung Quốc, sai số khi in ấn rất cao..” – Anh Nguyễn Văn Đoàn chia sẻ.
Trao đổi với anh Thái Văn, Phó giám đốc công ty Thương hiệu Việt, anh cho biết xưởng gia công của công ty hiện tại đang xử dụng đại đa số là máy móc cũ của Trung Quốc:
“Những loại máy này bản thân công ty biết phía Trung Quốc đã thải ra từ rất lâu, nhưng bản thân mình không có đủ tiền để nâng cấp. Có vay vốn để nâng cấp thì nguồn hàng cũng không đủ sinh ra lợi nhuận. Mong muốn được có thiết bị sản xuất tốt thì công ty nào cũng có, nhưng vấn đề là phải cân đối bài toán kinh tế và năng lực của bản thân công ty.”
Theo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước
Cột tin quảng cáo