Việt Nam và OPCW đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực cấm vũ khí hóa học
Cho đến nay, OPCW đã tài trợ cho Việt Nam (Bộ Tư lệnh hóa học) máy phân tích sắc ký khí khối phổ (GCMS) và hỗ trợ hơn 150 lượt cán bộ đến từ các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học… tham dự các khóa đào tạo, các hội nghị, hội thảo do OPCW tổ chức. Từ năm 1999 đến 2018, OPCW cũng đã phối hợp với VNA tổ chức 07 hội nghị tại Việt Nam. Việt Nam đã đón tiếp các Đoàn thanh sát của OPCW đến kiểm chứng số liệu khai báo của các cơ sở sản xuất hóa chất. Kết quả thanh sát của OPCW trong các năm qua đã cho thấy sự phù hợp giữa số liệu khai báo của Việt Nam và số kiểm chứng của OPCW. Thực tế cho thấy, Việt Nam tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ khai báo hằng năm theo quy định của CWC. Ngoài ra, Việt Nam đã ứng cử và trở thành thành viên của Hội đồng chấp hành OPCW nhiệm kỳ 2016-2018.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, bộ này được giao là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước CWC. Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước CWC (VNA) được thành lập theo Quyết định số 76/2002/QĐ -TTg ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Giám đốc VNA là Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Cơ cấu tổ chức VNA gồm đại diện Văn phòng Chính phủ và các bộ: Công Thương, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường.
Được biết, Việt Nam ký Công ước Cấm vũ khí hóa học (CWC) ngay từ khi Công ước được mở ký vào năm 1993 và phê chuẩn Công ước vào tháng 8 năm 1998. Kể từ đó đến nay, Việt Nam luôn tỏ rõ là thành viên tích cực và tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng có tỷ lệ dân số khu vực thành thị cao nhất nước
Nâng cấp cho hệ thống cảng biển Việt Nam tiếp nhận tàu có trọng tải lớn
Đà Nẵng: Đường hoa xuân Bạch Đằng sẽ tổ chức kéo dài gần 5 tháng
ABBANK được vinh danh nhà tuyển dụng yêu thích 2024
Đại học Đông Á công bố phương án tuyển sinh năm 2025