Viettel muốn mua lại Kakao Talk, Zalo
Trao đổi với báo giới mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết tập đoàn này đang xúc tiến đàm phán để mua lại Kakao Talk (Hàn Quốc) vì thương hiệu này khá phổ biến tại Việt Nam.
Ông Hùng cho rằng Kakao Talk là một công ty với 200 người và có sức sáng tạo mạnh mẽ nhưng lại không có thị trường. Trong khi đó, Viettel có thị trường nhưng lại chưa mạnh trong lĩnh vực OTT. “Nếu không mua được Kakao Talk, Viettel có thể đàm phán để thành lập liên doanh với thương hiệu này để cùng kinh doanh với mức lợi nhuận chia sẻ là Viettel 70% và Kakao Talk 30%,” ông Hùng nói. Trả lời phỏng vấn tờ Tech In Asia vào ngày 6-2, đồng-Tổng giám đốc Kakao Talk là Sirgoo Lee cho biết họ chưa nghe thông tin này và hiện không thương lượng [chuyện mua bán] với ai cả. Trước khi tiết lộ thông tin về việc mua lại Kakao Talk, tại một cuộc họp mới đây và trước mặt báo giới, ông Hùng đã đặt vấn đề về việc mua lại một thương hiệu OTT là Zalo với ông Vương Quang Khải, phó tổng giám đốc VNG (đơn vị phát triển Zalo). Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online mới đây, ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG cho biết ông chưa biết gì về việc Viettel muốn mua lại Zalo. Giới chuyên gia nhận định có rất ít khả năng Zalo sẽ được bán cho Viettel và cũng chưa biết được liệu đối tác Hàn Quốc có đồng ý bán Kakao Talk cho Viettel hay không. Bởi việc muốn mua lại các thương hiệu OTT có sẵn trên thị trương là mong muốn của Viettel, còn việc họ có đồng ý bán không lại là một việc khác. Viettel cho biết, sở dĩ tập đoàn này muốn mua lại các thương hiệu OTT có sẵn trên thị trường bởi đây là cách nhanh nhất để tham gia thị trường này – giống như hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra phổ biến trên thế giới - chứ không phải Viettel không có năng lực để phát triển một ứng dụng OTT của mình. Trong khi Viettel tiết lộ về việc muốn mua lại những ứng dụng OTT có sẵn trên thị trường, thì nguồn tin từ hai mạng di động lớn khác là VinaPhone, MobiFone cho biết các mạng di động này đang có những bước đàm phán hợp tác với các doanh nghiệp OTT cũng như nghiên cứu để tự phát triển ứng dụng OTT để cung cấp cho khách hàng. Chưa có nguồn tin nào cho biết hai mạng di động này có ý định mua lại các thương hiệu OTT trong và ngoài nước nào đang có trên thị trường Việt Nam. Trước đây, cả Viettel và nhiều nhà mạng lớn đều cho biết dịch vụ OTT như Kakao Talk, Zalo, Viber... đang ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của nhà mạng. Tuy nhiên các nhà mạng cũng đã xác định OTT vốn là xu hướng dịch vụ mới của thế giới, không thể ngăn cản nên buộc phải tìm cách tồn tại cùng với nó. Do đó các nhà mạng đã tính cách hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT, tự phát triển dịch vụ OTT và đi mua lại các thương hiệu OTT có sẵn trên thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines