Vốn đầu tư ngoài ngành của EVN còn khủng cỡ nào?
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ 1 năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thoái vốn thành công tại ngân hàng An Bình. Nhiệm vụ thoái vốn của EVN còn ở một số công ty như: Công ty Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty tài chính Điện lực, Công ty Bất động sản Sài Gòn Vina và Công ty bất động sản Điện lực miền Trung. Ở lĩnh vực bất động sản, EVN đang đầu tư hơn 103 tỷ đồng.
Tháng 7/2013, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo EVN chào bán đấu giá công khai 25,2 triệu cổ phần tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank). Giá khởi điểm là 10.000 đồng một cổ phần. Tuy nhiên cuộc đấu giá này đã thất bại, một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân là do giá chào bán quá cao nên không ai dám mua.
Ngày 20/12 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 11/12/2013, đã chuyển nhượng thành công 25,2 triệu CP ABBank cho GELEXIMCO với giá trị 252 tỉ đồng.
So với thời điểm trước khi chuyển nhượng, EVN giữ 102.056.018 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 21,27% vốn điều lệ của ABBank, đến nay EVN nắm giữ 76.856.018 cổ phiếu, tương đương 16,02% vốn điều lệ của ABBank.
Theo đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2015, EVN phải hoàn thành việc thoái vốn khỏi 6 công ty, gồm Ngân hàng TMCP An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện lực Việt Nam.
Báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm vừa được EVN phát đi, việc thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành như ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản đang được tập đoàn "khẩn trương thực hiện".
EVN cũng đang thực hiện thoái vốn ở Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance). Theo đề án tái cơ cấu, EVN chỉ được nắm dưới 50% vốn tại đơn vị này. Cuối năm 2010, EVN là cổ đông lớn nhất tại EVN Finance với tỷ lệ nắm giữ 40%, tương đương 1.000 tỷ đồng.
Như vậy, ngoài ABBank, nhiệm vụ thoái vốn của EVN còn ở một số công ty như: Công ty Bảo hiểm Toàn cầu với tỷ lệ sở hữu là 22,5%, Công ty tài chính Điện lực với tỷ lệ sở hữu là 40%, Công ty Bất động sản Sài Gòn Vina với tỷ lệ sở hữu là 5,21% và Công ty bất động sản Điện lực miền Trung là 36,7% (tính tại ngàu 32/12/2012). Ở lĩnh vực bất động sản, EVN đang đầu tư hơn 103 tỷ đồng.
Đầu tư ngoài ngành 121.790 tỉ đồng
Vừa qua, thanh tra Chính phủ kết luận đến hết năm 2011, EVN đã đầu tư vốn ra ngoài Cty mẹ tổng số tiền là 121.790 tỉ đồng (số tròn), trong khi vốn điều lệ của EVN chỉ có 76.742 tỉ đồng, vượt vốn điều lệ 45.048 tỉ đồng là chưa thực hiện đúng quy định của Bộ Tài chính.
Giải thích về điều này, ông Đinh Quang Tri - Phó TGĐ phụ trách tài chính của EVN - cho rằng: Vốn đầu tư ngoài Cty mẹ EVN được hiểu rằng EVN dùng vốn của mình đầu tư vào các Cty con, Cty liên kết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối điện theo cơ chế, quy định của Nhà nước
Tuy nhiên, khi chuyển mô hình từ TCty sang tập đoàn thì mối quan hệ giữa Cty mẹ và các Cty con, Cty liên kết chuyển sang hình thức Cty mẹ đầu tư vốn vào Cty con. Về bản chất, các khoản đầu tư này đều là đầu tư vào sản xuất kinh doanh điện, không phải là khoản đầu tư mới ngoài ngành.
Trong số 121.790 tỉ đồng kể trên, được Thanh tra Chính phủ xác định là đầu tư ngoài ngành thì EVN đầu tư vào các Cty con, Cty liên kết thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện là ngành nghề chính 49.634 tỉ đồng (bao gồm các TCty phát điện, TCty truyền tải điện quốc gia, các TCty điện lực...). Ngoài ra, EVN cho các Cty con vay lại 70.049 tỉ đồng để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh điện.
Tuy nhiên trả lời trên báo Lao Động, đại diện EVN lại cho biết, thực chất Cty mẹ Tập đoàn chỉ đầu tư ngoài ngành 2.107 tỉ đồng thay vì hơn 121.000 tỉ đồng như kết luận của Thanh tra.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Cột tin quảng cáo