Xã hội

Vụ chạy thận 8 người tử vong ở Hòa Bình: Vì sao xuất hiện chất cực độc?

Điểm đáng lưu ý nhất trong vụ tai biến chạy thận 8 người tử vong ở Hoà Bình đó là người sục rửa hệ thống nước RO đã sử dụng hoá chất cực độc, cấm trong y tế.

Vụ tai biến y khoa ở Hoà Bình đã khiến 8/18 bệnh nhân tử vong, 3 đối tượng liên quan bị bắt tạm giam để điều tra trong đó có bác sĩ Hoàng Công Lương đã khiến dư luận, đặc biệt là các bác sĩ lo lắng, theo tin tức trên báo Infonet. 

TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận Nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sau sự cố tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình xảy ra, đội ngũ y, bác sĩ của Khoa hoang mang tâm lý. Nhiều người đặt cho ông câu hỏi, vậy làm sao bác sĩ biết được chất lượng của nguồn nước, của máy móc sau bảo dưỡng để yên tâm ký biên bản mà thực hiện y lệnh. 

Cấp cứu bệnh nhân trong vụ tai biến chạy thận. Ảnh báo NLĐ

TS Dũng chỉ biết trấn an: “Hãy bình tĩnh, cố gắng làm tốt công việc thường ngày, rà soát kiểm tra lại các quy trình kỹ thuật. Riêng những hôm bảo dưỡng định kỳ, rửa đường ống, màng RO, tôi sẽ là người đến sớm nhất, là người ký và thực hiện quy trình, tôi đứng ra chịu trách nhiệm thì cán bộ nhân viên y tế mới yên tâm".

TS Dũng nghi ngờ, có thể người rửa máy lọc nước RO không biết đây là hoá chất cực độc, người rửa có thể mua hoá chất lang thang vì rẻ. TS Dũng cho biết, bình thường hoá chất rửa này phải do Cục Dược quy định và cấp phép. 

Có thể người rửa không mua hoá chất chuẩn và hậu quả tất cả hệ luỵ phía sau thì mọi người phải chịu vì sự thiếu hiểu biết của chính người sục rửa hệ thống nước.

TS Dũng cho rằng, nếu hôm đó bác sĩ có thử hoá chất tồn dư khó phát hiện. Thử clo thử kiềm cho kết quả nhanh nhưng không ai thử Flo bởi thử flo 14 ngày sau mới có kết quả.

“Tôi nghĩ trường hợp này bác sĩ có hỏi cặn kẽ thì người điều dưỡng cũng không nắm được. Nếu bác sĩ chậm trễ đi hỏi và test từng kỹ thuật thì có khi có người bệnh chết vì chậm chạy thận. Trong tai biến ở Hoà Bình nếu kết quả sửa xấu thì không bao giờ bác sĩ Lương ký y lệnh chạy thận”. – TS Dũng bày tỏ.

 

Theo GS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai, fluoride là chất cực độc. Hàm lượng fluoride cho phép trong nước chạy thận phải dưới 0,2 mlg/lít, theo báo Người lao động.

Tuy nhiên xét nghiệm cho thấy nước chạy thận trong vụ tai biến y khoa này có hàm lượng fluoride cao gấp 263 lần cho phép, thậm chí sau 2 tuần xét nghiệm lại nguồn nước còn tồn dư trong máy cũng thấy hàm lượng chất độc này có thể gây chết người ngay lập tức. Chất fluoride nếu vào nước chạy thận sẽ làm phá huỷ hồng cầu, tê liệt tế bào.

"Là một trong những người trực tiếp hỗ trợ BV Đa khoa Hoà Bình cấp cứu bệnh nhân, tôi đánh giá rất cao trách nhiệm của các bác sĩ trong việc cấp cứu bệnh nhân. Họ lập tức điều trị thải độc cho bệnh nhân sau khi phát hiện tai biến bất thường. Tuy nhiên đây là hoá chất quá độc nên nhiều bệnh nhân đã không thể qua khỏi"- GS Bình nói.

Trước đó, khoảng 8h ngày 29/5, tại Khoa Thận nhân tạo, BV Đa khoa Hòa Bình, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo bất ngờ xuất hiện triệu chứng của sốc phản vệ (bệnh nhân có biểu hiện khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa). 

Sự cố nghiêm trọng này đã khiến 8 bệnh nhân tử vong. 10 bệnh nhân nhẹ hơn may mắn được cứu sống. Hiện sức khoẻ những bệnh nhân này đã ổn định như trước thời điểm xảy ra sự cố.

 

Nên đọc

Cấp cứu bệnh nhân trong vụ tai biến chạy thận

Trân Châu (Tổng hợp theo báo Infonet, Người lao động)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo