Vụ người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh: 10 năm không phép
Ông Nguyễn Khiêm, Chánh văn phòng, người phát ngôn của Ủy ban Nhân dân thành phố Cam Ranh khẳng định như vậy.
Theo ông Khiêm, công ty Song Phong thuê lại bè cá của công ty Hải Long từ ngày 1/1/2002. Tháng 9/2002, bè này được Cảng vụ Nha Trang cho phép neo đậu (không thời hạn) trong vùng nước cảng Ba Ngòi (nay là cảng Cam Ranh).
Tháng 11/2006, khi công ty Song Phong muốn nhập cá bớp và cá chim giống từ Trung Quốc, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa xác nhận bè của công ty đủ điều kiện nuôi các đối tượng thủy sản.
Tháng 12/2009, Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa có báo cáo về việc bè của công ty Song Phong và một số bè cá khác trên vịnh Cam Ranh sử dụng lao động Trung Quốc.
Có lần, tôi đưa một chuyên gia Đan Mạch tài trợ cho dự án nâng cao năng lực của Hội nghề cá Khánh Hòa đi thăm một bè nuôi tôm hùm trên vịnh Cam Ranh. Vừa đến nơi, Bộ đội Biên phòng đã có mặt kiểm tra ngay. Chúng tôi phải nhờ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn can thiệp, nhưng vẫn phải về đồn Biên phòng để tường trình. Không người nước ngoài nào hoạt động trên vịnh Cam Ranh có thể thoát khỏi sự quản lý của các cơ quan chức năng địa phương. Tôi cho là có tiêu cực, khi người nước ngoài hoạt động trên vịnh Cam Ranh lâu năm như vậy. Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam |
Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Cam Ranh kiểm tra. Công ty Song Phong bị xử phạt năm triệu đồng và buộc phải phục hồi nguyên trạng (di dời bè), vì xây dựng công trình nổi mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nhưng việc sử dụng lao động Trung Quốc không bị xử lý.
Công ty Song Phong nộp tiền phạt nhưng không di dời bè, Ủy ban Nhân dân TP Cam Ranh cũng làm lơ.
Tháng 5/2012, đoàn kiểm tra của TP Cam Ranh lập biên bản công ty Song Phong sử dụng mặt nước biển để nuôi thủy sản mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trên bè của công ty Song Phong có hai người Trung Quốc là Ou Ha và Deng You Gan, có giấy phép lao động nhưng không đăng ký tạm trú.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra phát hiện năm người Trung Quốc ở ba cơ sở kinh doanh khác, vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú. Cả bảy người này đã nộp phạt và xuất cảnh về nước.
Ông Khiêm khẳng định, trên vịnh Cam Ranh không còn bè cá nào có liên kết làm ăn với người nước ngoài hoặc sử dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiên, theo Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa và Ủy ban Nhân dân phường Cam Phúc Bắc, bè cá của công ty Khải Hoành và doanh nghiệp tư nhân Xuân Thịnh cũng sử dụng lao động Trung Quốc.
Báo Tiền Phong ngày 6/6 đã nêu, tại vũng Bồ Đề ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP Cam Ranh) có một bè cá lớn, liên kết với một công ty của Đài Loan.
Theo TP
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất