Vượt mặt Hàn Quốc, Nhật Bản rót vốn nhiều nhất vào Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2017 thu hút 1.844 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, tăng 1,3% về số dự án và tăng 30,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.
Bên cạnh đó, có 878 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,8 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ nămtrước, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 9 tháng năm 2017 lên 21,3 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 9 tháng năm 2017 có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,2 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 9 tháng đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 9 tháng, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 36,5%; các ngành còn lại đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 26,7%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước và góp vốn, mua cổ phần thì tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 9 tháng năm nay đạt 12,6 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 21,1%; các ngành còn lại đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 29,3%.
Trong 9 tháng năm nay, cả nước có 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Thanh Hóa có số vốn đăng ký lớn nhất với 3.145 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nam Định 2.125,9 triệu USD, chiếm 14,6%; Kiên Giang 1.342,3 triệu USD, chiếm 9,2%; Bình Dương 1.172,7 triệu USD, chiếm 8,1%; Hà Nội 1.032,3 triệu USD, chiếm 7,1%; thành phố Hồ Chí Minh 924,8 triệu USD, chiếm 6,4%; Tây Ninh 726,4 triệu USD, chiếm 5%; Bắc Giang 590,1 triệu USD, chiếm 4,1%; Đồng Nai 383,1 triệu USD, chiếm 2,6%; Bình Phước 342,6 triệu USD, chiếm 2,4%.
Trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 9 tháng, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 4.903,2 triệu USD, chiếm 33,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 2.902,8 triệu USD, chiếm 19,9%; Hàn Quốc 2.304,9 triệu USD, chiếm 15,8%; Trung Quốc 1.281,7 triệu USD, chiếm 8,8%; đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 630,6 triệu USD, chiếm 4,3%; Đức 334,9 triệu USD, chiếm 2,3%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Langfarm Center: Điểm tham quan, trải nghiệm và mua sắm mới lạ của Đà Lạt
‘Thúc’ giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội
Giá vàng ngày 5/1/2025: SJC dao động quanh mức 85 triệu đồng/lượng
Giá ngoại tệ ngày 5/1/2025: USD giảm tốc sau chuỗi tăng trưởng mạnh
Giá nông sản ngày 5/1/2024: Cà phê ổn định, hồ tiêu tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 5/1/2025: Biến động tăng trên cả ba miền