Xã hội số

“Đu trend” ứng dụng ghép mặt vào video: Cẩn thận tiền mất tật mang!

DNVN - Những ứng dụng cho phép ghép gương mặt của người dùng vào những đoạn video sẵn có như FacePlay, Reface đang hút lượng người dùng đông đảo. Nhưng kèm theo đó là nguy cơ bị mất tiền và thông tin cá nhân.

Rộ lên chiêu trò gán thẻ vào bài viết có nội dung tang tóc để hack Facebook / Lộ thông tin cá nhân – Vấn đề “nhức nhối” khi các app vay, tiền ảo ngày càng phát triển và biến tướng

Hào hứng “hóa thân” vào những đoạn video nổi tiếng…

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội như Facebook, nhiều người dùng hào hứng chia sẻ nhiều đoạn video ngắn trích từ phim, show trình diễn thời trang, âm nhạc... với gương mặt nhân vật chính được thay bằng ảnh của người dùng. Thao tác trên các ứng dụng tương đối giống nhau gồm các bước như chụp hoặc tải lên ảnh khuôn mặt của người sử dụng, chọn mẫu video yêu thích để ghép, cuối cùng là lưu lại hoặc chia sẻ tức thời qua mạng xã hội.

Công cụ tạo những video vui vẻ, thú vị này là một số ứng dụng hoán đổi khuôn mặt đang phổ biến trên các nền tảng di động, trong đó có FacePlay và Reface. Đây là 2 app trong top 3 bảng xếp hạng phần mềm miễn phí của App Store Việt Nam. FacePlay hiện là ứng dụng số một trong danh mục Ảnh & Video, xếp trên cả YouTube hay Instagram, chứng tỏ sức hút lớn của nó với cộng đồng người dùng mạng xã hội.

Những ứng dụng cho phép ghép gương mặt của người dùng vào những đoạn video sẵn có như FacePlay, Reface đang hút lượng người dùng đông đảo

Những ứng dụng cho phép ghép gương mặt của người dùng vào những đoạn video sẵn có như FacePlay, Reface đang hút lượng người dùng đông đảo. (Ảnh: Internet)

FacePlay là ứng dụng cho phép ghép gương mặt của người dùng vào những đoạn video sẵn có do ứng dụng cung cấp. FacePlay cung cấp một kho video đa dạng, từ những video cổ trang Trung Quốc, Hàn Quốc đến nhiều đoạn video nổi tiếng trên mạng xã hội… Khả năng xử lý và ghép gương mặt của người dùng vào video của FacePlay khá khớp và sinh động khiến cho ứng dụng này nhanh chóng "gây sốt" tại Việt Nam.

FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm BigHead Bros (Thâm Quyến, Trung Quốc), ban đầu có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS. Tuy nhiên, hiện giờ phiên bản FacePlay trên nền tảng CH Play dành cho Android đã bị xóa bỏ, chỉ còn bản dành cho iOS.

… và những hệ lụy

Để dụ nhiều người chơi, FacePLay cho phép dùng thử trong 3 ngày, nhưng phiên bản miễn phí thường xuyên xuất hiện quảng cáo, dán nhãn bản quyền lên video và đặc biệt quá trình xử lý video diễn ra rất chậm. Muốn có trải nghiệm tốt hơn, người dùng có thể trả tiền đăng ký bản quyền. Đáng chú ý là, FacePlay không cho phép người dùng mua đứt ứng dụng trong một lần, mà chỉ có thể đăng ký sử dụng với một thời hạn nhất định.

 

FacePlay đang báo giá 139.000 đồng/tuần sử dụng, hoặc 1,059 triệu đồng cho một năm sử dụng. Tuy nhiên, khi hiển thị mức giá phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng, FacePlay lại rút ngắn đi 2 số "0" làm cho nhiều người lầm tưởng rằng ứng dụng chỉ có giá 1.390 đồng/tuần hoặc 10.590 đồng/năm. Hậu quả là nhiều người sẵn sàng chi tiền mua ứng dụng, mà không biết mình sẽ phải trả số tiền cao gấp 100 lần mức giá hiển thị.

Đặc biệt, sau khi hết 3 ngày dùng thử, nếu không gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị, FacePlay sẽ tự động đăng ký mua phiên bản chuyên nghiệp với hạn sử dụng 1 tuần mà không cần hỏi ý kiến khách hàng. Ứng dụng còn có tính năng tự động gia hạn đăng ký phiên bản chuyên nghiệp, nếu người dùng đăng ký sử dụng phiên bản Pro trong vòng 1 tuần, thì sau khi hết hạn, ứng dụng sẽ tự động gia hạn thêm 1 tuần mà không hỏi ý kiến của người dùng. Như vậy, FacePlay sẽ mặc nhiên trừ tiền trong thẻ tín dụng của người dùng ngay cả khi họ không muốn dùng tiếp.

Để tránh mất tiền oan, người dùng cần gỡ bỏ ứng dụng trước khi thời hạn sử dụng kết thúc và phải hủy bỏ đăng ký phiên bản Pro.

Quyền riêng tư của người dùng có bị xâm phạm?

Tương tự những ứng dụng can thiệp, chỉnh sửa hình ảnh khác, app ghép khuôn mặt vào video cũng bị nghi ngờ về việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Mặc dù chỉ mất thời gian ngắn tải xuống và tạo hiệu ứng để trải nghiệm ngay cả khi sử dụng ứng dụng miễn phí nhưng các chính sách bảo mật lại rất đáng quan tâm.

 

Trong App Privacy trên App Store, FacePlay được liệt kê dùng nhiều thông tin nhạy cảm gồm: vị trí, mã định danh, dữ liệu của người dùng, dữ liệu sử dụng, liên hệ, mục mua sắm… Tổng cộng có 3 loại dữ liệu dùng để theo dõi, 8 loại thông tin đủ sức định danh người dùng.Trong khi đó, Reface chỉ theo dõi 3 loại dữ liệu, không thu thập thêm thông tin nào liên kết đến người dùng, mặc dù tính năng của 2 ứng dụng tương đồng nhau.

Câu hỏi đặt ra là vì sao FacePlay lại truy cập thêm nhiều dữ liệu nhạy cảm, định danh người dùng dù chỉ có tính năng ghép mặt vào video?

vì sao FacePlay lại truy cập thêm nhiều dữ liệu nhạy cảm, định danh người dùng dù chỉ có tính năng ghép mặt vào video?

Vì sao FacePlay lại truy cập thêm nhiều dữ liệu nhạy cảm, định danh người dùng dù chỉ có tính năng ghép mặt vào video? (Ảnh chụp màn hình)

Theo Cnet, việc một ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập vào những dữ liệu không liên quan đến tính năng của nó là một trong những dấu hiệu cảnh báo về sự vi phạm quyền riêng tư.

 

Ngay cả khi sử dụng phiên bản trả phí cũng thu thập nhiều dữ liệu khác của người dùng liên quan đến quyền riêng tư, bao gồm quyền xác định vị trí của người dùng, thông tin liên lạc (email, số điện thoại…), lịch sử giao dịch… Quan trọng hơn, đối với người dùng phiên bản miễn phí, nhà phát triển sẽ chia sẻ dữ liệu cá nhân đó với đối tác và nhà quảng cáo bên thứ ba ở các quốc gia khác - bao gồm cả những nhà quảng cáo có thể theo dõi hoạt động của người dùng trên web.

FacePlay vẫn được chấp thuận xuất hiện trên kho ứng dụng App Store của Apple mà chưa có bất kỳ cảnh báo về những vấn đề thu thập thông tin cá nhân người dùng.

FacePlay vẫn được chấp thuận xuất hiện trên kho ứng dụng App Store của Apple mà chưa có bất kỳ cảnh báo về những vấn đề thu thập thông tin cá nhân người dùng.

Mặc dù cả FacePlay và Reface đều nêu trong chính sách quyền riêng tư rằng sẽ không thu thập, lưu trữ bất kỳ hình ảnh nào của người dùng, cam kết không chia sẻ với bên thứ ba và xóa ảnh gốc sau khi xử lý. Tuy nhiên, từ khi các ứng dụng tương tự như FaceApp xuất hiện trước đây, nhiều chuyên gia bảo mật đã cảnh báo người dùng thận trọng trong việc trao dữ liệu cho bên thứ ba. Bởi thật khó để thực hiện các hoạt động trực tuyến mà không thu thập dữ liệu cá nhân.

 

Ở thời điểm hiện tại FacePlay vẫn được chấp thuận xuất hiện trên kho ứng dụng App Store của Apple mà chưa có bất kỳ cảnh báo về những vấn đề thu thập thông tin cá nhân người dùng.

Và khi chấp nhận sử dụng App hoán đổi khuôn mặt thì mỗi người dùng không chắc bản thân mình đã bị lấy đi điều gì? Có thể chính họ đã cung cấp data dữ liệu khuôn mặt mình cho ứng dụng - là một dạng công nghệ deepfake.

Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hình ảnh, âm thanh hoặc bản ghi âm giọng nói giống như của một người khác. Các video deepfake đã được dùng cho mục đích chính trị, cũng như trả thù cá nhân. Công nghệ này còn được sử dụng rộng rãi trong các vụ tống tiền và lừa đảo lớn.

Theo một nghiên cứu mới công bố của hãng bảo mật Kaspersky, tại khu vực Đông Nam Á những người thuộc thế hệ X và thế hệ Z ít lo sợ về các công nghệ như sinh trắc học, thiết bị thông minh, robot và deepfake, trong khi các thế hệ Millennials và Boomers lại cảnh giác hơn.

Trí Tâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm