Xã hội

Báo chí mới chỉ tập trung phản ánh thông tin tiêu cực an toàn thực phẩm

DNVN - Thông tin về an toàn thực phẩm (ATTP) hiện nay thường tập trung theo hướng phản ánh các thông điệp mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân và gia đình.

Thí điểm 1 năm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 địa phương / Tiền Giang: Siết chặt kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm giữa đại dịch COVID-19

Công cụ truyền thông chưa tương thích với công chúng

Hưởng ứng Ngày ATTP Thế giới lần thứ 4, sáng 7/6 đã diễn ra tọa đàm báo chí “Chuyển tải thông điện ATTP tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí- trường hợp thực phần có nguồn gốc động vật”.

Tọa đàm “Chuyển tải thông điện ATTP tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí- trường hợp thực phần có nguồn gốc động vật”. (Ảnh: Hà Anh).

TS Fred Unger, trưởng dự án SafePORK, trưởng đại diện ILRI tại Đông Nam Á chia sẻ: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn, thịt gà và thịt bò.

Ở Việt Nam, nói đến vấn đề ATTP, công chúng quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm. Tuy nhiên, lãnh đạo các cơ quan quản lý về ATTP và các nhà báo cũng có xu hướng dễ hiểu lầm về nguy cơ ô nhiễm hóa chất.

Thông tin về ATTP hiện nay thường tập trung theo hướng phản ánh các thông điệp mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân và gia đình phòng tránh những thực phẩm không an toàn.

Chính vì vậy, cần có giải pháp kết nối các nhà nghiên cứu và các cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ ATTP hiệu quả hơn, đáp ứng được những nhu cầu thông tin của công chúng.

TS Phạm Đức Phúc, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Y tế Công cộng và Hệ sinh thái (CENPHER), Trường đại học Y tế Công cộng nhấn mạnh: Nghiên cứu từ dự SafePORK cho thấy các công cụ truyền thông của các cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu thường dùng (như các cuộc họp, thảo luận) chưa tương thích với những kênh truyền thông mà công chúng ưa chuộng (như ti vi, đài truyền thanh, mạng xã hội, báo in, báo mạng), trong khi đây là những kênh đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải các thông điệp ATTP rộng rãi tới công chúng.

Cần nâng cao tính định hướng khoa học và có trách nhiệm

Theo ThS Đồng Mạnh Hùng, Trưởng ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng công chúng có nhu cầu cao đối với thông tin về ATTP, cách thức để lựa chọn thực phẩm an toàn...

Thông tin hiện nay thường tập trung theo hướng phản ánh các thông điệp mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân và gia đình qua các thực hành bảo quản, chế biến tốt, phòng tránh những thực phẩm không an toàn.


ThS Đồng Mạnh Hùng, Trưởng ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm.
(Ảnh: Hà Anh).

Truyền thông, báo chí đã không cân đo, đong đếm liều lượng thông tin. Khi người dân mở đài, đọc báo, xem mạng là thấy “thịt bẩn”, khiến họ hiểu cứ thịt lợn, thịt gà bán tại chợ dân sinh là bẩn. Thông tin đưa quá nhiều về các vụ việc bị phát hiện, về tác hại của “thịt bẩn” cũng khiến người tiêu dùng cảm thấy bế tắc, không biết phân biệt, lựa chọn thực phẩm an toàn.

Bởi vậy, cần có giải pháp kết nối các nhà nghiên cứu và các cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ ATTP hiệu quả hơn, đáp ứng được những nhu cầu thông tin của công chúng.

Cần nâng cao tính định hướng khoa học và có trách nhiệm trong hoạt động truyền thông về ATTP. Quá trình truyền thông, báo chí phải lắng nghe phản hồi, điều chỉnh kịp thời để định hướng truyền thông mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

“Thông điệp phải thể hiện rõ quan điểm của nhà báo về ATTP. Việc thông tin về các vụ việc là quan trọng, nhưng tuyên truyền về nguyên nhân và những giải pháp mới là cần thiết. Thông điệp phải có tính giáo dục cao để công chúng thấy mức độ nghiêm trọng chứ không thể tác động vào thị giác, thính giác để công chúng có cảm giác sợ”, ông Hùng khuyến nghị.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm