TP Hồ Chí Minh: Kinh tế dần hồi phục trong những tháng đầu năm 2022
TP Hồ Chí Minh: Sẽ mở tuyến tàu cao tốc đi Côn Đảo / Đà Nẵng: Triển khai quy định mới của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
Thành phố đang quyết liệt triển khai các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Về dịch vụ - du lịch - ngân hàng, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 ước đạt khoảng 89.093 tỷ đồng, cao hơn 0,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so cùng kỳ. Số liệu 2 tháng đầu năm cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 177.803 tỷ đồng.
Hoạt động du lịch có tổng doanh thu trong tháng ước đạt 3.212 tỷ đồng, giảm 51,34% so với cùng kỳ. TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch. Từ ngày 15/3, TP Hồ Chí Minh là một trong 7 địa phương được thí điểm đón khách du lịch quốc tế, mang đến nhiều hy vọng cho việc phục hồi du lịch TP.
Hoạt động ngân hàng, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 3.169.000 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 0,81% so với cuối năm 2021; Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2.934.300 tỷ đồng, tăng 1,0% so với cuối tháng trước và tăng 3,54% so với cuối năm 2021.
Về lĩnh vực công nghiệp, TP xác định năm 2022 tập trung phục hồi kinh tế, tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo, trong đó đặt doanh nghiệp là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 02 ước giảm 2,4% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung 02 tháng đầu năm, chỉ số trên tăng 2,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6%). Bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tính chung 02 tháng ước tăng 9% so với cùng kỳ.
Đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới. Dù vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Thành phố đạt được nhiều khởi sắc. 02 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP ước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, lũy kế từ đầu năm đến nay TP Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 54.950 lượt người (đạt 18,31% kế hoạch năm) và tạo ra 24.988 chỗ việc làm mới (đạt 17,85% kế hoạch năm). So với cùng kỳ năm 2021, số lao động dược giải quyết việc làm trong tháng tăng 793 lượt người (tăng 0,26%); sô chỗ việc làm mới tăng 208 chỗ (tăng 0,15%).
Ước tính tổng thu ngân sách nhà nước (không kể số bổ sung từ quỹ dự trữ tài chính) thực hiện là 88.044,567 tỷ đồng, đạt 22,78% dự toán năm và tăng 14,85% so với cùng kỳ. Bao gồm, thu nội địa đạt 25,75% dự toán, tăng 19,07% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 15,88% dự toán, tăng 1,35% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 5.787,566 tỷ đồng, đạt 5,81% dự toán, giảm 39,62% so với cùng kỳ. Trong đó, chi thường xuyên ước đạt 11,82% dự toán, tăng 1,80% so với cùng kỳ.
Trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.
Nhìn chung, kinh tế thành phố đang dần phục hồi trở lại, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn vẫn đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, sự xuất hiện và các mức độ ảnh hưởng khác nhau của các biến chủng mới, việc giá cả xăng dầu, hàng hóa, nhiên nguyên vật liệu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, dự kiến sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại dịch vụ trong suốt quý I/2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo