Việt Nam sắp có Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới
Đà Nẵng: Thí điểm khai thác du lịch về đêm trên cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi / Sẽ có tổ hợp giáo dục quy mô gần 20.000 người học tại Huế
Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Lễ khai quang đại tượng Phật Di Lặc tại núi Bà Đen vào ngày 28/1/2024 (nhằm ngày 18/12 năm Quý Mão) sẽ là một sự kiện văn hoá tâm linh được tổ chức quy mô nhất từ trước tới nay tại núi Bà Đen. Hơn 500 Hoà thượng, tăng Ni sư đến từ GHPGVN cùng hàng ngàn Phật tử, du khách thập phương sẽ tham dự sự kiện được tổ chức với nhiều nghi lễ thiêng liêng.
Dịp này, hơn 20.000 ngọn đăng do chính tay các Phật tử và du khách viết lời nguyện ước sẽ được thắp sáng trên đỉnh núi để đón mừng lễ an vị tôn tượng Di Lặc Bồ Tát bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới. Đây sẽ là đêm hoa đăng lớn nhất và kỳ ảo nhất từng được tổ chức trên đỉnh núi thiêng Bà Đen.
Vào lễ khai quang đại tượng Phật Di Lặc, không chỉ được hòa mình vào không khí trang nghiêm của lễ an vị tôn tượng, Phật tử và du khách còn trải nghiệm nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa trong những ngày đầu xuân như bốc thẻ may mắn hay buộc dây đỏ cầu may cho một năm mới nhiều tài lộc và bình an.
Hơn 20.000 ngọn đèn đăng sẽ được thắp sáng trong Lễ Khai quang Tượng Phật Di Lặc. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Tọa lạc tại độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen, đại tượng Phật Di Lặc khổng lồ có chiều cao 36 mét, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn. Tôn tượng được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, cả về chiều cao và trọng lượng, Đại tượng Phật Di Lặc tại Núi Bà Đen là bức Tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới.
Được tạo tác ở tư thế ngồi trên thác nước chảy tràn với với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, hình tướng mập mạp, cổ đeo tràng hạt, mắt hướng về phía Đông nơi mặt trời mọc như hướng về tương lai, đại tượng Phật Di Lặc trở thành một biểu tượng của niềm vui và hạnh phúc trên đỉnh núi Bà Đen linh thiêng.
Trong văn hoá Phật giáo, Di Lặc được xem là vị Phật của tương lai. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực của con người thành niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì vậy, Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Phật Di Lặc mạnh tới mức luôn toả sáng trên khuôn mặt hiền từ và hoan hỉ.
Toàn cảnh đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Lễ khai quang còn là dịp để Phật tử và du khách được chiêm ngưỡng Cầu Ước – cây cầu tâm linh đặc biệt là nơi để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc và ngắm bao quát toàn cảnh vùng đồng bằng và hồ Dầu Tiếng mênh mông từ trên cao. Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ cao hàng đầu châu Á với chiều cao 35m, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ và nhiệm màu trên đỉnh núi Bà Đen.
Hệ thống chùa Bà trên ngọn núi thiêng Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Được biết đến là điểm đến hành hương hàng đầu Nam bộ, núi Bà Đen nổi tiếng với hệ thống chùa Bà linh thiêng thờ Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát, với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch có tuổi đời 300 năm tại lưng chừng núi. Trên đỉnh núi, cùng với tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn uy nghi, đại tượng Di Lặc Bồ Tát sẽ làm nên một hành trình kết nối và thức tỉnh Từ, Bi, Hỷ, Xả - bốn đức tính tiềm tàng bên trong mỗi con người khi đến với ngọn núi thiêng của Nam bộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo