Quốc tế

Xác định danh tính con tin Trung Quốc bị IS "rao bán" trên mạng

(DNVN) - Trung Quốc đã xác minh danh tính người đàn ông bị IS tung ảnh lên tạp chí điện tử Dabiq "rao bán". Đây là lần đầu tiên phiến quân IS bắt cóc một con tin người Trung Quốc.

Như tin tức đã đưa sáng thứ Năm 10/9, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng tuyên bố đang bắt giữ 2 người đàn ông gồm: 1 người Na Uy và 1 người Trung Quốc làm con tin.

Phiến quân IS đã đăng ảnh 2 con tin để "rao bán" và yêu cầu đòi tiền chuộc. Những người bị IS bắt cóc bao gồm Ole Johan Grimsgaard Osfstad 48 tuổi, quốc tịch Na Uy và Fan Jinghui 50 tuổi, đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hình ảnh rao bán hai con tin Na Uy và Trung Quốc trên tạp chí điện tử Dabiq của IS.
Hình ảnh rao bán hai con tin Na Uy và Trung Quốc trên tạp chí điện tử Dabiq của IS.

Nhiều nhà quan sát đang theo dõi xem liệu chính quyền Bắc Kinh sẽ có những hành động gì khi công dân nước này nằm trong tay IS.

Đến chiều 10/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết các nhà chức trách nước này đang tiến hành xác minh vụ việc. “Chúng tôi xin nhắc lại, Trung Quốc cực lực phản đối bất kỳ hành động bạo lực nào làm tổn thương người dân vô tội.” – ông Hong phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh.

Tờ Sohu đưa tin ông Fan từng được Đài quốc gia quốc phỏng vấn năm 2001 trong chương trình hướng nghiệp cho người dân. Ông Pang Fei, người từng tham gia chương trình khẳng định ông vẫn nhớ rõ cùng được phỏng vấn với ông Fan, đồng thời cho biết ông nhận ra Fan từ bức ảnh được tổ chức IS công bố.

“Tôi thích tìm hiểu về lịch sử khoa học. Và việc theo đuổi tinh thần thuần khuất về tự do của những nhà hiền triết Hy Lạp vĩ đại thời cổ đại thật sự khiến tôi vô cùng king ngạc. Tinh thần tích cực đó là động lực mạnh mẽ giúp tôi theo đuổi tự do”, ông Fan phát biểu trong cuộc phỏng vấn.

Xuất hiện trên tạp chí online Dabiq của IS, ông Fan Jinghui trong bộ đồ vàng, một bên mắt bị sung húp. Ông bị IS rao bán với một mức giá không được tiết lộ.
Xuất hiện trên tạp chí online Dabiq của IS, ông Fan Jinghui trong bộ đồ vàng, một bên mắt bị sung húp.

Ông cho biết trong buổi phóng vấn rằng ông sinh năm 1965 và từng làm giáo viên trung học phổ thông 6 năm sau khi tốt nghiệp một trường Cao đẳng Sư phạm. Sau đó, ông làm việc tại một công ty truyền thông quảng cáo năm 1994, nhưng rời cơ sở kinh doanh này sau khoảng 1 năm. Sau đó, Fan làm những công việc lặt vặt bao gồm trợ lý kịch bản cho giám đốc sản xuất chương trình truyền hình.

 

Năm 2002, Fan đăng ký thành lập công ty quảng cáo riêng. Thông tin đăng trên ảnh con tin Trung Quốc, IS nếu rõ công ty của ông Fan chuyên tổ chức triển lãm và hoạt động văn hóa.

Nạn bắt cóc công dân Trung Quốc ở nước ngoài đã trở nên phổ biến trong những năm qua khi hàng ngàn người Trung Quốc đến Nam Phi và Trung Á để làm việc. Theo báo cáo của tổ chức giải quyết khủng hoảng NYA, đã có 47 người Trung Quốc bị bắt cóc ở nước ngoài. Nhiều gia đình đã tự giải quyết các vụ bắt cóc người thân mà không báo cáo với chính quyền vì lo ngại bọn người thân sẽ gặp nguy.

Trong lúc chính quyền Trung Quốc chưa có động thái gì, ông Fan có thể bị giết bất cứ lúc nào và thời gian nộp tiền chuộc đang cạn dần. Chúng ta đều đã rõ độ tàn bạo của IS khi nắm các con tin trong tay.

Thu Phương (Theo New York Times)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo