Xây dựng phương án chuyển nhượng quyền thu phí đường cao tốc
Theo VEC, đây là chủ trương mới, chưa từng có tiền lệ nhưng nếu thực hiện thành công sẽ góp phần giảm áp lực đầu tư công và vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; giúp VEC sớm thu hồi vốn để có nguồn lực triển khai các tuyến đường cao tốc khác. Hiện VEC đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) rà soát, nghiên cứu các cơ sở pháp lý cho việc triển khai chủ trương trên; tiến hành thăm dò nhu cầu thị trường; tính toán các phương án hợp lý. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VEC sẽ báo cáo Bộ GTVT xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.
Hiện nay, VEC được giao làm chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc có tổng chiều dài 540km, tổng mức đầu tư hơn 125.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư trực tiếp là hơn 71.000 tỷ đồng (chiếm 57%); VEC tự huy động 54.000 tỷ đồng (chiếm 43%). Tính đến cuối tháng 10-2014, VEC đã đưa vào khai thác, thu phí các tuyến cao tốc như: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai và một phần tuyến TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với tổng chiều dài 320km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất