Xe đi mượn, xe thuê không bị xử phạt
Theo ông Nghị, trong quá trình thực hiện nghị định 71 nổi lên vấn đề xử phạt xe không chính chủ.
“Nếu nói xử phạt hành vi sử dụng xe không chính chủ là không hiểu đúng nghị định 71 vì nghị định quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Theo quy định về đăng ký xe thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày làm thủ tục mua bán, phải đến cơ quan Cảnh sát Giao thông để thực hiện việc chuyển đổi đăng ký. Nếu vượt thời gian mà không đến thì trái quy định và bị xử phạt theo nghị định 71. Như vậy người sử dụng xe đi mượn, xe gia đình, xe hợp đồng thì không bị xử phạt” - ông Nghị khẳng định.
Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cũng cho biết ngày 11-11, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã có công điện 141 gửi giám đốc công an các địa phương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông khi xác định rõ trường hợp có hành vi chuyển nhượng phương tiện mà quá 30 ngày không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.
Ngay trường hợp đã mua bán nhưng chưa sang tên trong thời hạn 30 ngày, chỉ nhắc nhở thực hiện sang tên.
Công điện cũng nói rõ: trong quá trình tuần tra kiểm soát nếu thấy người lái xe có đăng ký tên khác với tên giấy phép lái xe mà được trình bày đây là xe gia đình, xe đi mượn thuê thì chưa xử phạt với hành vi này.
Hồng Lĩnh (Theo Tuổi Trẻ)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất