Pháp luật

Xét xử vụ án Oceanbank: Hứa Thị Phấn tố Hà Văn Thắm đe doạ

Sáng nay (1/3), phiên xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm trong đại án tại Oceanbank tiếp tục với việc xét hỏi các bị cáo.

Phiên tòa sáng ngày 1/3 bước sang ngày làm việc thứ ba. Hành vi vi phạm về cho vay đối với khoản vay 500 tỷ đồng của Trung Dung (đại diện pháp luật Trần Văn Bình mà theo bị cáo Hà Văn Thắm người đứng sau công ty là Phạm Công Danh), theo tin tức trên Tạp chí điện tử nhịp sống số.

Tại phiên tòa, đại diện nhóm 7 người gồm bà Hứa Thị Phấn và gia đình đã trả lời các câu hỏi của HĐXX với nhiều tình tiết mới liên quan đến vụ án.

Bị cáo Hà Văn Thắm sáng 1/3 - Ảnh báo Người lao động.

Theo đó, để có quyết định giao toàn bộ cổ phần Đại Tín vào tháng 2/2012 nhanh gọn và khó hiểu, bị cáo Hà Văn Thắm có lời lẽ đe dọa hoạt động của Đại Tín. Cuối năm 2012, bà suy sụp khi bị đe dọa C46 tới bắt. ""Bảo làm thế nào thì làm như vậy"", người ủy quyền thuật lại lời bà Phấn.

Với tình hình sức khỏe, bà Phấn đã yêu cầu con cháu chuyển cổ phần Đại Tín. Hà Văn Thắm sau đó rất lâu không thực hiện gì. Thắm đã có thư giới thiệu. Thực tế đã có nhân viên Ocean Bank vào Đại Tín từ năm 2012 nhưng vào thì tình trạng càng xấu đi.

Năm 2014, nhiều đối tác khác muốn mua cổ phần, bà Phấn đã xin lại cổ phần. Khi được ông Thắm giới thiệu, bà Phấn không muốn chuyển nhượng cho ông Danh nhưng ông Thắm đã có tác động. Việc chuyển giao về thủ tục là bà Phấn giao ông Danh nhưng thực tế là ông Thắm giao ông Danh.

Về ngân hàng Đại Tín, đại án kinh tế liên quan đến ngân hàng này đã được xét xử cũng cho biết Ngân hàng Đại Tín đã âm vốn 2.800 tỷ trước khi Phạm Công Danh tiếp quản, 95% khoản nợ của Đại Tín nằm trong nhóm nợ xấu.

Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục chất vấn cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm để làm rõ về khoản cho vay 500 tỉ đồng gây thiệt hại cho OceanBank gần 350 tỉ đồng, báo Người lao động đưa tin. 

 

Giữa tháng 12/2012, Hà Văn Thắm cùng Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank, đã đồng ý cho Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trung Dung (Công ty Trung Dung) vay khoản tiền 500 tỉ đồng. Công ty này do Phạm Công Danh - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh - lập ra.

Điều đáng nói, tài sản bảo đảm tại thời điểm giải ngân chỉ gần 70,8 tỉ đồng và tại thời điểm hiện nay hơn 156 tỉ đồng. Tuy nhiên, giải thích tại toà, Hà Văn Thắm vẫn cho rằng sở dĩ cho vay vì đánh giá tiềm lực của công ty Trung Dung. “Bị cáo biết dù ông Danh không đứng tên nhưng ông Danh là chủ của Trung Dung”- bị cáo Thắm khẳng định.

Trả lời câu hỏi của HĐXX nhận thức của bị cáo đối với rủi ro của khoản vay này thế nào, Thắm thừa nhận: “Trong khoản vay này, tài sản đảm bảo chưa được đảm bảo. 

Do đó, bị cáo và anh Hoàn thống nhất phải phong toả tài sản ở Ngân hàng Đại Tín thì mới cho vay. Bị cáo nhận thức rõ 2 rủi ro. Rủi ro nếu thực sự khách hàng vay sử dụng không đúng mục đích và lo ngại về tài sản đảm bảo và phong toả tài sản tại Ngân hàng Đại Tín thì mới cho vay”.

HĐXX “vặn” tiếp: Tại sao rủi ro mà bị cáo vẫn đồng ý cho vay? Thắm tái khẳng định: “Bị cáo nghĩ áp dụng thêm biện pháp phong toả tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Tín thì có thể cho vay được”.

 

Trong buổi sáng 1/3, Hà Văn Thắm cũng nêu rõ mình hứa chỉ giúp trong phạm vi đúng quy định. Bị cáo không trao đổi gì với Phạm Công Danh về khoản vay 500 tỉ đồng.

Nên đọc
Dã Qùy (Tổng hợp theo báo Người lao động, Tạp chí Nhịp sống số)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo