Pháp luật

Xét xử vụ án Oceanbank: Nguyễn Xuân Sơn gây thất thoát gần 69 tỷ

Nguyễn Xuân Sơn – cựu TGĐ Oceanbank – cựu Phó TGĐ PVN là người khởi xướng, đưa ra yêu cầu và cùng Hà Văn Thắm triển khai thực hiện việc thu phí nên phải chịu trách nhiệm liên đới với Hà Văn Thắm số tiền gây thiệt gần 69 tỷ đồng cho Oceanbank.

Hôm qua 27/2, phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đã chính thức khai mạc. Đây là một trong 6 đại án kinh tế, tham nhũng được Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương yêu cầu đưa ra sớm xét xử, muộn nhất là trong quý I- 2017, theo tin tức trên báo VOV.

Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm là thuộc cấp tại NH có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại cho NH và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại tòa. Ảnh Infonet.

Bên cạnh đó, các vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và thuộc cấp góp phần gây thiệt hại của NH gần 2.000 tỷ đồng. Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu, cầm đầu.

Ngoài Hà Văn Thắm bị truy tố, 47 bị cáo còn lại chủ yếu là lãnh đạo tại hội sở ngân hàng và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống, lãnh đạo Công ty BSC.

Trong các bị cáo phải hầu tòa còn có Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – cựu TGĐ Oceanbank – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng. Với 3 tội danh đều bị truy tố theo khoản 3 Bộ luật hình sự, Hà Văn Thắm đối mặt mức án cao nhất 30 năm tù giam.

Phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) bước sang ngày làm việc thứ hai. Hôm nay, phiên tòa tiếp tục với phần công bố cáo trạng truy tố các bị cáo của Viện Kiểm sát.

Theo kết luận của cáo trạng, trong quá trình hoạt động tại Oeanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với NH và các cổ đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.

 

Nguyên nhân là do hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm, ban tổng giám đốc Oceanbank trong các thời kỳ, lãnh đạo các khối nghiệm vụ ở hội sở xuống đến lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch và các đối tượng liên quan khác.

Đối với tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo công tố viên, tháng 11/2012, với trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT của ngân hàng, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo và cùng với Nguyễn Văn Hoàn – Phó TGĐ Oceanbank giải quyết cho Phạm Công Danh vay thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của NHNN về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 343 tỷ đồng, trong đó chưa tính số tiền lãi hơn 201 tỷ đồng.

Việc cho vay nói trên của Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn là trái với một số điều quy định trong quyết định 1627 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, trái quy định về kiểm tra sau khi vay.

Hành vi của Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó Hà Văn Thắm là người chỉ đạo và quyết định việc cho vay trái quy định của pháp luật. Nguyễn Văn Hoàn là đồng phạm giúp sức.

Hà Văn Thắm đã dùng Công ty BSC để ký 721 hợp đồng dịch vụ khống “thu phí” được 50,035 tỷ đồng và 80 hợp đồng mua bán BĐS có kỳ hạn thu được số phí 18,89 tỷ đồng, đã gây hậu quả thiệt hại cho OceanBank và khách hàng là 68,93 tỷ đồng để sử dụng chi cho mục đích vụ lợi của Nguyễn Xuân Sơn, nguyên TGĐ OceanBank, báo Infonet đưa tin. 

 

Cụ thể, sau khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trở thành cổ đông lớn của OceanBank, Nguyễn Xuân Sơn được PVN cử sang làm TGĐ OceanBank từ 01/02/2008 đến ngày 27/12/2010. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN, Nguyễn Xuân Sơn đã bàn với Hà Văn Thắm cần chi thêm tiền “chăm sóc khách hàng” ngoài lãi suất tiền gửi theo quy định trong hợp đồng đối với số tiền huy động từ PVN.

Do khó khăn về vốn nên Hà Văn Thắm đã đồng ý để Nguyễn Xuân Sơn toàn quyền quyết định việc chi phí, thống nhất lấy từ nguồn thu phí “dịch vụ” thông qua Công ty BSC để chi theo yêu cầu của Nguyễn Xuân Sơn.

trong quá trình điều tra, Nguyễn Xuân Sơn đã không thừa nhận việc yêu cầu Hà Văn Thắm phải chi cho Sơn tiền ngoài lãi hợp đồng tiền gửi của PVN và việc thống nhất với Hà Văn Thắm đưa ra chủ trương, chỉ đạo thực hiện việc thu thêm phí của khách hàng vay vốn tại OceanBank bằng việc yêu cầu ký hợp đồng dịch vụ với Công ty BSC.

Đồng thời, Nguyễn Xuân Sơn cũng không thừa nhận hoặc thay đổi lời khai đối với việc nhận các khoản tiền mà Công ty BSC đã lập chứng từ chi cho mình từ nguồn thu phí dịch vụ.

Tuy nhiên, với tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra có căn cứ để xác định Nguyễn Xuân Sơn đã yêu cầu Hà Văn Thắm và OceanBank phải chịu thêm khoản “chăm sóc khách hàng” đối với số tiền gửi từ PVN, dẫn đến việc OceanBank làm trái các quy định của NHNN về thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng.

 

CQĐT xác định từ 22/05/2009 đến 3101/2012, Công ty BSSC đã “thu phí” được 68.935.433.810 đồng qua việc ký 721 hợp đồng dịch vụ và 80 hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn. Kết quả điều tra có căn cứ xác định Nguyễn Xuân Sơn đã nhận 69.380.500.000 đồng.

Nên đọc
Dã Qùy (Tổng hợp theo báo VOV, Infonet)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo