Xót thương 2 em bé dân tộc nguy kịch vì viêm màng não
“Chẳng còn tiền đâu, phải đưa nó về thôi…”
Đã quá trưa, mà anh Giàng A Hủ (người dân tộc H’ Mông, ở bản Nả Đợ, xã Cao Phạ, huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái) vẫn ngồi ủ rũ ngay cạnh giường bệnh của con gái (bé Giàng Thị Dê -8 tuổi), gương mặt bơ phờ mệt mỏi của người đã lâu có lẽ chưa có cái gì vào bụng. Tôi phải gặng hỏi mãi, cuối cùng anh Hủ cũng than thở với chúng tôi bằng vốn tiếng kinh ít ỏi của mình: “Mua sữa cho nó hết tiền rồi, không còn tiền mua cơm nữa đâu, vợ không đi vay được nữa… phải cho nó về thôi"...
Hơn tháng trước đây, bé Dê tự dung bị sốt cao, co giật không rõ nguyên nhân, được xe của bệnh viện huyện đưa đi cấp cứu. chuyển nhiều bệnh viện rồi chuyển tới bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương .Để có tiền cứu con, người vợ ở nhà phải bán hết ruộng nương, thóc lúa, và vay anh em trong bản được 10 triệu, sau hơn tháng chăm con, số tiền là cả gia sản của nhà đem theo đã hết, mà bệnh của con vẫn phải điều trị lâu dài. Không còn cách nào khác, người đàn ông dân tộc thiểu số này đang tính đưa con về nhà.
Dê còn bị kích thích nhiều, co cứng cơ toàn thân, tăng trương lực cơ toàn thân, sốt cao và co giật, viêm phổi gáy cứng, viêm màng não. So với hôm nhập viện thì tình trạng của Dê đã hồi phục được ít nhiều, nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị lâu dài nữa…” bác sĩ Ngô Lan Phương - Trưởng khoa Nội Nhi bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho biết.
Ái ngại trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình bệnh nhân, bác sĩ Phương chia sẻ: “Từ hôm vào viện, thấy 2 bố con chỉ có độc bộ quần áo mặc trên người. Hỏi kỹ ra mới biết gia đình nghèo lắm, để đưa con xuống viện người bố đã phải bán hết ruộng nương và thóc lúa trong nhà, rồi còn phải đi chạy vạy vay mượn nữa. Nhà có 5 đứa con, đứa nhỏ nhất mới 5 tháng tuổi. Mấy hôm nay chẳng còn tiền nữa nên người bố đã xin bệnh viện cho con về rồi, dù đã được giải thích rất kỹ là đưa con về bây giờ rất nguy hiểm. May mắn hôm trước được đoàn từ thiện vào cho mấy trăm mua được hộp sữa cho con nên 2 bố con mới cố ở được đến hôm nay…”
“ Chẳng biết lấy gì để cứu con nữa…”
Cạnh giường bệnh của bé Dê là bé Triệu Thị Hương (12 tuổi) dân tộc Dao ở xóm Tằm xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Cũng mắc căn bệnh viêm màng não như Dê, nhưng tình trạng của Hương còn nặng hơn, hiện em đã liệt tứ chi. Em đã được điều trị nhiều tháng qua ở bệnh viên Nhi TƯ và bệnh viện Nhiệt đới rồi chuyển sang bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương .
Để chữa trị cho em phải thật trường kỳ và vô cùng tốn kém, để mẹ ở lại viện chăm con, người bố về quê vay mượn. Hôm nay anh báo tin vẫn chưa biết xoay sở ở đâu. Chị Lý Thị Khuyên( mẹ bé Hương) chỉ biết ôm chặt lấy con mà khóc lặng.
Nói về tình trạng của bé Hương, bác sĩ Ngô Lan Phương cho biết:“ Hương bị liệt tứ chi, rối loạn cơ tròn không tiếp xúc được, không nói được và nôn nhiều, vệ sinh không tự chủ. Bệnh của Hương đã nặng nên phải điều trị lâu dài nữa, phải can thiệp thường xuyên bằng các biện pháp Đông – Tây y kết hợp…” .
Nhìn con vẫn đang mê man, đôi chân kia ngày nào tung tăng chạy nhảy, giờ đây teo tóp, chị Khuyên lại òa khóc. Ngước đôi mắt dỏ hoe ngấn nước nhìn chúng tôi cầu cứu: “ Các bác ơi, các bác cứu con em với! Bây giờ em chẳng biết lấy gì để cứu con em nữa...”
Rời bệnh viện, trong tôi rối bời với bao cảm xúc, cái hình hài tội nghiệp của 2 đứa trẻ, ánh mắt cầu khẩn của chị Khuyên, và cái cảnh anh Hủ cứ nằng nặc đòi đưa con gái về nhà…khiến bước chân tôi như khựng lại. Bác sĩ nói cả Hương và Dê đều vẫn còn cơ hội nếu được điều trị tích cực. Các em vẫn còn hy vọng , các em sẽ được tiếp tục sống, được đến trường…Điều đó cần lắm những tấm lòng hảo tâm chung tay cứu giúp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao