Xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu
Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa công bố Báo cáo triển vọng kết nối giao thương với nhận định: Trái ngược với hầu hết các nước láng giềng ở châu Á mới nổi. Theo đó, năm 2012 Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu hai con số, xuất sắc vượt qua tình hình suy thoái toàn cầu.
Giá trị xuất khẩu tính theo USD tăng khoảng 20% nhờ vào ngành viễn thông, nhựa, quần áo và may mặc.
Báo cáo cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP trên mức 5%/năm của Việt Nam sẽ được duy trì bền vững trong trung hạn khi thị trường nội địa đang khởi sắc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài; khi du lịch và xuất khẩu nông sản hỗ trợ cải thiện ngành công nghiệp và khi những nhà máy năng lượng mới chấm dứt tình trạng thiếu hụt năng lượng tồn tại lâu năm. Sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp, lượng dự trữ cao hơn và một thị trường nội địa lớn hơn cũng có thể làm giảm tình trạng biến động của tăng trưởng.
HSBC cho rằng đến 2030, ngoài Trung Quốc, Băng-la-đét, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia sẽ trở thành những đối tác xuất khẩu ngày càng lớn của Việt Nam. Về trung hạn, kế hoạch mở rộng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN hướng tới thuế suất bằng 0% đối với tất cả hàng hóa vào năm 2015 cũng sẽ là một nhân tố khác hỗ trợ thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản vẫn sẽ nằm trong danh sách 3 đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, phản ánh sự đa dạng chủng loại các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Chiếm tỷ trọng lớn về xuất khẩu của Việt Nam là các ngành quần áo và may mặc, dệt may, sản xuất gỗ và thiết bị viễn thông. Đây là những lĩnh vực quan trọng mà các nền kinh tế phát triển cao đều có khuynh hướng cần phải nhập khẩu với số lượng lớn. Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng được lợi thế không thể tranh cãi của khu vực châu Á đang nổi: khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới.
Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Băng-la-đét và Hàn Quốc sẽ nằm trong số các thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong 20 năm tới. Tăng trưởng xuất khẩu sang các nước châu Âu (trừ Nga) dự kiến sẽ đạt mức trung bình gần 10%/năm từ 2013 đến 2020. Tăng trưởng xuất khẩu đến Úc, New Zealand và châu Đại Dương sẽ hồi phục mạnh trong dài hạn và sẽ đạt mức trung bình 10%/năm từ năm 2016 đến 2020. Xuất khẩu sang châu Mỹ latinh sẽ tăng trưởng trung bình hơn 10% từ năm 2013 đến 2020 và Brazil sẽ là đối tác xuất khẩu năng động nhất của Việt Nam trong khu vực này.
Phát biểu với báo chí tại buổi công bố báo cáo này, cô Jasmine Lau, Giám đốc cấp cao bộ phận khách hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá và đang có những cố gắng từng bước giải quyết nợ xấu. HSBC đánh giá Việt Nam là một thị trường tiềm năng và khẳng định đây là một trong những thị trường ưu tiên trong hoạt động của HSBC./.
Minh Trí
Theo HQO
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
Cột tin quảng cáo