Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam gần đạt mốc 7 tỷ USD
Hải quan Việt Nam cho biết, xuất khẩu trong tháng đạt 1,75 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2016 lên 6,85 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015 (tương ứng tăng 433 triệu USD).
Xét về thị trường, trong 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,7%; sang EU đạt 936 triệu USD, tăng 8,2%; sang Nhật Bản đạt 845 triệu USD, tăng 2,2% và sang Hàn Quốc đạt 677 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo thống kê của Hải quan Việt Nam, về nhóm hàng giày dép các loại, trong tháng 4 xuất khẩu giày dép các loại đạt trên 1 tỷ USD tăng hơn 11% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong 4 tháng/2016 đạt mức 3,81 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, thị trường Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 1,33 tỷ USD (tăng 8,6%) và 1,23 tỷ USD (tăng 8%). Tính chung trị giá giầy dép xuất khẩu sang 2 thị trường chính đạt 2,56 tỷ USD, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Ở chiều ngược lại, về kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày (gồm bông, xơ, sợi dệt, vải các loại và nguyên phụ liệu dệt may, da giày khác), trong tháng 4/2016, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,75 tỷ USD, tăng 10,4% so với tháng trước. Hết tháng 4/2016, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da dày đạt 5,75 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Xét về thị trường, trong 4 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc vẫn là đối tác chính cung cấp nhóm mặt hàng cho Việt Nam với 2,41 tỷ USD, tăng 10,1%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc: 837 triệu USD, tăng nhẹ 1,8%; Đài Loan: 735,5 triệu USD, giảm 1,7%...so với 4 tháng/2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng