Quốc tế

Zimbabwe: Quân đội phê chuẩn kế hoạch lập chính phủ tạm quyền

(DNVN)-Kế hoạch thành lập chính phủ tạm quyền của Phó tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa - người bị Tổng thống Mugabe sa thải vào tuần trước - đã được quân đội nước này chấp thuận.

Tờ Financial Gazette dẫn lời các nguồn tin cấp cao hôm 16/11 cho hay, kế hoạch thành lập một chính phủ tạm quyền cùng với phe đối lập của Phó tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã được quân đội Zimbabwe tán thành. 

Quân đội Zimbabwe là đồng minh của ông Emmerson Mnangagwa - người bị phế truất khỏi đảng cầm quyền vào tuần trước. 

Phó tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa - người bị Tổng thống Mugabe sa thải vào tuần trước - có kế hoạch lập chính phủ tạm quyền. 

Ông Mnangagwa đã trở về thủ đô Harare ngay sau khi quân đội Zimbabwe chiếm quyền và quản thúc tại gia đối với Tổng thống Robert Mugabe hồi đầu tuần. Quân đội khẳng định, hành động của họ nhắm vào các tội phạm quanh vị lãnh đạo 93 tuổi. 

Bất ổn tại Zimbabwe đã nổ ra sau khi ông Mugabe sa thải ông Mnangagwa, trong khi đó người đứng đầu quân đội quốc gia Đông Phi dọa sẽ "can thiệp" và kêu gọi lãnh đạo quốc gia ngừng hoạt động thanh trừng trong đảng cầm quyền. 

Hồi đầu tuần, đảng cầm quyền ở Zimbabwe thông báo, quốc gia này đang trong giai đoạn "chuyển tiếp không đổ máu" từ ông Mugabe - người được cho là đang chuẩn bị thông báo từ chức. 

Theo South African News24, ông Mugabe, người giữ chức Tổng thống kể từ năm 1987, đã nỗ lực đạt thỏa thuận với các đại diện quân đội, theo đó phu nhân của ông sẽ rời khỏi đất nước. 

Trước đó, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma khẳng định, ông đã điện đàm với Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và được ông Mugabe cho biết ông đang bị quản thúc tại nhà riêng, song tình hình vẫn ổn.

 

Sau khi truyền thông nước ngoài đồng loạt đưa tin rằng, nhiều xe bọc thép di chuyển về phía thủ đô Zimbabwe, trong khi quân đội được cho là đã chiếm giữ đài truyền hình quốc gia ABC, Liên minh châu Phi nhận định cuộc khủng hoảng hiện tại quốc gia Đông Phi này "dường như là một cuộc đảo chính". 

Nên đọc
NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo