“Giấy phép con”: Chả bộ nào muốn nhả cục lợi
Đang có hàng ngàn “giấy phép con”
. Phóng viên: Là người trực tiếp soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi và tham gia vào quá trình rà soát các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, ông có thể cho biết tình trạng “giấy phép con” hiện nay như thế nào?
Ví dụ như kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có đến 15, 20 điều kiện. Trong đó có quy định về điều kiện doanh nghiệp, điều kiện về phương tiện, về tổng phương tiện nói chung và từng phương tiện nói riêng, điều kiện với người lái, người quản lý, người phục vụ, điều kiện với tuyến, trong tuyến còn có điều kiện gia nhập tuyến, mở tuyến, điều kiện tăng tuyến…
Thêm vào đó phương án kinh doanh phải trình cơ quan nhà nước duyệt, mà không phải một người duyệt mà hai, ba người duyệt. Nhiều điều kiện mang tính hành chính áp đặt chứ không có tính khoa học gì ở đây. Chỉ là để dễ cho Nhà nước quản lý.
Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có đến 15, 20 điều kiện. Ảnh: HTD
Hiện nay đang tồn tại rất nhiều quy định về điều kiện kinh doanh theo kiểu áp đặt hành chính không phù hợp như thế. Điều này không khuyến khích doanh nghiệp sáng tạo, cạnh tranh, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và đặt doanh nghiệp vào rủi ro rất lớn lúc nào cũng có thể bị vi phạm, bị phạt. Nếu rà soát, cắt bỏ được những loại điều kiện kinh doanh như thế thì đấy là một cuộc cách mạng.
. Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng việc rà soát ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh hiện nay rất cam go vì các bộ, ngành lơ là. Ông nhìn nhận về việc này thế nào?
+ Cho đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được hơn 10 báo cáo của các bộ, ngành. Các bộ, ngành có làm nhưng sơ sài và chưa đạt yêu cầu của cải cách. Họ chỉ mới liệt kê ngành nghề kinh doanh có điều kiện thành một danh mục, trong đó chỉ có bổ sung thêm chứ không có cắt bỏ bớt.
Danh mục này cần phải có nhưng quan trọng hơn là rà soát đánh giá các điều kiện kinh doanh trong từng ngành nghề một để xem cái nào bất hợp lý, cái nào không cần thiết, cái nào đang cản trở doanh nghiệp, tạo ra cái không công bằng, cái nào cần giữ lại và tại sao… Những điều này các bộ chưa làm và tôi cũng không tin là họ sẽ làm. Vì khó có chuyện các bộ tự cắt các điều kiện kinh doanh do mình đặt ra.
Lực cản từ lợi ích cục bộ
. Vì sao các bộ lại không muốn cắt các điều kiện kinh doanh do chính mình đặt ra?
+ Vì đấy là lợi ích của người ta. Đấy là công cụ của người ta đang làm. Đó cũng là quyền, là lợi ích của người ta. Cho nên để rà soát được việc này là một áp lực lớn trong cải cách.
. Ngoài việc rà soát ra, trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cần có quy định gì để hạn chế các bộ, ngành tùy tiện “đẻ” thêm “giấy phép con”?
+ Điều quan trọng đầu tiên là thẩm quyền ban hành. Thứ hai là phải quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó phải ban hành cùng một văn bản. Hiện nay ngành nghề kinh doanh có điều kiện nằm một nơi còn điều kiện kinh doanh lại cài cắm, nấp ở đâu đó.
Điều kiện kinh doanh “bố” thì họ để ở nghị định, điều kiện kinh doanh “con, cháu, chắt” thì họ cho vào thông tư, quyết định thậm chí công văn của các bộ. Trong khi đó điều kiện “con, cháu, chắt” mới là điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay tồn tại kiểu quy định muốn kinh doanh ngành nghề A, B, C phải cấp phép nhưng lại không nói ai cấp phép và cần có những điều kiện gì, thủ tục nào, hồ sơ ra sao mới được cấp phép. Thường những vấn đề cụ thể này người ta cài vào trong thông tư hướng dẫn. Cho nên vấn đề quan trọng phải là khi đưa ra ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải nói luôn điều kiện gì để mọi người biết được điều kiện đó hợp lý hay không. Tức là cách làm luật cần phải đi sâu vào chi tiết không nên quy định khung, chung chung rồi cài cắm vào những văn bản hướng dẫn không ai biết được.
. Xin cảm ơn ông.
Theo PL TPHCM
Phóng viên: Vậy theo ông làm sao để các bộ, ngành vì lợi ích chung của đất nước mà chịu cắt những lợi ích riêng cục bộ của ngành mình?
+ TS Nguyễn Đình Cung: Trên thế giới chưa một nước nào thành công khi để các bộ tự rà soát chứ không riêng gì Việt Nam. Theo đó, họ có hai phương thức rà soát. Cách thứ nhất (gần như nước phát triển nào cũng phải có) là có một cơ quan độc lập riêng biệt chuyên rà soát để báo cáo lên Chính phủ. Cơ quan này có thẩm quyền hỏi và đề nghị các bộ, ngành giải trình, phản hồi về những điệu kiện kinh doanh mà họ đưa ra. Cơ quan này phải có thẩm quyền về mặt chính trị, đứng bên cạnh thủ tướng hoặc tổng thống để có đủ uy lực buộc các bộ phải nghe. Họ rà soát liên tục. Họ không đủ sức để rà soát tất cả lĩnh vực cùng một lúc nhưng họ căn cứ vào phản ứng của thị trường để mỗi năm rà soát theo từng lĩnh vực.
Cách thứ hai là có tổ đặc nhiệm thực hiện rà soát. Trong trường hợp này người ta hay tạo ra một hệ thống tư duy mới về chính sách, những đợt rà soát của tổ đặc nhiệm này gần như thay đổi quyết định pháp luật về kinh doanh, gần như thay đổi cả tư tưởng nằm trong đó chứ không ai dựa vào bộ. Dựa vào bộ là không thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo