Tin tức - Sự kiện

Tên gọi dự kiến và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

DNVN - Trung ương Đảng vừa đưa ra dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau quá trình sáp nhập.

Quê hương Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 53 năm Ngày giải phóng / Hơn 7.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên Đại học Đông Á năm 2025

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60 tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Liên quan đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, Nghị quyết khẳng định Trung ương thống nhất chủ trương duy trì mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (bao gồm xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố).

Đồng thời, các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động kể từ ngày 1/7, thời điểm Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) chính thức có hiệu lực.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trung ương thống nhất rằng sau sáp nhập sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương; tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của các đơn vị này được xác định theo nguyên tắc đã nêu trong Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Chính phủ.

Danh sách đi kèm Nghị quyết số 60 thể hiện định hướng của Trung ương về tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập.

11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện việc sắp xếp, gồm: TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.

23 đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau hợp nhất, sáp nhập:

 

Tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang được hợp nhất, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Tuyên Quang hiện nay.

Tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái hợp nhất, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên hợp nhất, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình hợp nhất, lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang hợp nhất, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

 

Tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình hợp nhất, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng hợp nhất, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

Tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định hợp nhất, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị hợp nhất, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hợp nhất, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

 

Tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

Tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định hợp nhất, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà hợp nhất, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

Tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận hợp nhất, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên hợp nhất, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

 

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP.HCM hợp nhất, lấy tên là TP.HCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP.HCM hiện nay.

Tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước hợp nhất, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An hợp nhất, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang hợp nhất, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

Tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh hợp nhất, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

 

Tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp hợp nhất, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

Tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau hợp nhất, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

Tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang hợp nhất, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Bảo Ngọc (t/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm