“Là nhà văn phải dám ngồi bệt xuống đất mà viết”
Đã nhiều năm nay, giới văn sỹ Thái Bình luôn ngưỡng mộ câu trả lời phỏng vấn của ông Võ Bá Cường với nhà báo Dương Tử Thành trên trang VnExpress.net. Lúc đầu, tôi lại cho rằng, đây là câu nói ẩn dụ của các nhà văn, khi viết về một vấn đề nhạy cảm.
Để tìm hiểu tôi đã tìm đọc tất cả các truyện mà ông Võ Bá Cường viết như : “Chuyện tình ông cố vấn”, “Truyện Tướng Độ”, “ Thời tôi sống”, và một số bài thơ ông Võ Bá Cường đã viết, trên một vài trang báo của địa phương. Tôi không phải là một nhà văn, không phải là một nhà nghiên cứu văn học, chỉ là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất tại một trường phổ thông cơ sở, lúc trẻ đi theo mượn truyện của các bác trọ học gần nhà để đọc.
Tôi thấy một số đoạn văn, câu văn na ná trong “ Chiến tranh và hòa bình” của Lev Nikolayevich Tolstoy, “ thời xa vắng” của Lê Lựu, “ Sông Đông êm đềm” của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm “ Sông Đông êm đềm”, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965. Và có bao nhiêu câu thơ, vần thơ rất hay mà ông Võ Bá Cường viết, lại là những câu thơ của các văn sỹ tên tuổi ở Việt Nam, ví dụ như “ Rổ quê thày cạp tre quê/ Phận em áo vá, dám mê thị thành” của Vương Trọng. “Quê mình cây lúa đi bên người trồng” của Phan Đức Chính… Những câu thơ này được in ở tập “Dưới bóng tre xanh” của ông Võ Bá Cường. Qủa thật muốn trở thành nhà văn cho thật nhanh thì cứ học theo ông Võ Bá Cường thì sẽ thành danh ngay, vì sao?... vì sao?... Thì chỉ có các bác trong ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam mới giải thích được.
“ Ngồi bệt” nghĩa là hai mông đã chạm hẳn xuống mặt đất không sợ bị ngã nữa, có chăng ai đó bị rối loạn tuần hoàn não thì cũng chỉ ngã người ra đất thôi, không bị chấn thương nhiều. Đó là nghĩa thật của “ngồi bệt” và “ngồi bệt” cũng là một tư thế trong tất cả các tư thế mà con người phải sử dụng, từ đi, đứng, ngồi, nằm.
Đã là con người để tồn tại trong xã hội, để có được một cuộc sống bình thường nhất thì việc ăn, uống, ngủ, nghỉ thì ai cũng phải trải qua ai cũng phải ăn, ai cũng phải nghỉ, từ người điên, người ăn mày, đến những Tổng thống ai cũng phải ăn, nhưng chỉ khác nhau ở tư thế ăn. Như vậy cái tư thế ăn, tư thế ngồi, tư thế đi, tư thế đứng nó đã xác định được nhân cách, vị trí của họ trong xã hội.
Ở đây, ông Võ Bá Cường muốn đề cập tới tư thế ngồi của một nhà văn, “ngồi bệt”là không bị ràng buộc gì vào vị trí, sinh hoạt trong xã hội, để rồi tự do viết, tự do sáng tác, từ phê phán hiện thực, đến hiện thực khách quan, không lệ thuộc, miễn là phản ánh được cái chân thiện mỹ của cuộc đời, để tác phẩm của mình được trọng vọng, được tôn vinh trong các cuộc thi.
Nhưng thiết nghĩ rằng đây là một công việc hết sức cao đạo, nếu đấy đúng là, những sáng tạo, trí tuệ của chính mình, của năng lực sống của chính mình, của vốn sống của chính mình, thì quả thật hình ảnh “Ngồi bệt” theo quan niệm của ông Võ Bá Cường hết sức trân trọng.
Còn nếu như “Ngồi bệt” rồi tự do “Đạo” những câu thơ, câu văn của người khác để nâng tầm mình nên thì quả là tồi tệ, quả là vô liêm sỉ. Và “Ngồi bệt” lúc này là tư thế ngồi của kẻ điên, kẻ mất tự do trong các trại tạm giam mà ông Võ Bá Cường đã thấy khi đi kinh lý mọi miền. Hình ảnh “Ngồi bệt” ấy đáng thương và cũng đáng coi thường lắm.
Trở lại cái vườn tượng nhà ông Võ Bá Cường ở thôn Chàng, xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, tôi thấy gai người khi cánh cổng mở ra là hai hàng tượng của các văn nghệ sỹ tên tuổi như Võ An Ninh, Tào Mạt, Chế Lan Viên, ….
Đứng nghiêm trang như hàng lính tiêu binh, đi qua các tượng đá là vào đến tượng Phật Bà Quan Thế Âm, ở trong góc giáp ao là tượng cao to trông không giống Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng được khắc bên dưới hàng tên và ngày tháng năm sinh, năm mất của Người, “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Ta thử tượng tượng xem sau vài chục năm nữa thôi trong từ đường là pho tượng đồng khắc tên nhà văn Võ Bá Cường trang trọng ngự giữa ngôi nhà cổ ba gian ấy, thì bên ngoài sân là những gì? Là những Danh Nhân! Thật là chua xót.
Như vậy các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình nếu không mau chóng xử lý, tẩy tên của Đại Tướng đi thì mai sau người đời sẽ nghĩ gì về thế hệ chúng ta hôm nay…? Có lẽ đây chính là lý do mà anh Xuân Ba viết trên báo Tiền Phong số ra ngày 26 tháng 9 Năm 2014 trong bài viết về ông Võ Bá Cường, ca ngợi ông, hay đánh giá thấp về ông, để rồi trong những câu viết mang đầy hàm ý xúc phạm tới những nhà văn quê hương Thái Bình, “Văn Bút Thái Lọ”.
Xin lỗi anh Xuân Ba, ai cũng có một quê hương, tôi không biết anh Xuân Ba sinh ra và lớn lên ở đâu? Sau lũy tre làng nào? Hay ở một đô thị nào? Nhưng anh cũng phải có một quê hương, hay anh không bao giờ dám nhận quê hương của anh trước công chúng.
Rất tình cờ tôi được xem biên bản xét giải thưởng văn học Lê Qúy Đôn, của Hội VHNT Thái Bình, khi xét đến tập thơ “ Dưới bóng tre xanh” của ông Võ Bá Cường thì được hội đồng nghệ thuật của tỉnh Thái Bình, đã chỉ ra được khá nhiều những câu thơ của các nhà thơ tên tuổi mà ông Võ Bá Cường đã “ Đạo” thành thơ của mình, và tập thơ ấy bị loại bỏ không được xét chấm, như thế tôi thấy rằng việc được tôn vinh một hội viên của Hội VHNT Thái Bình còn khó hơn, chặt chẽ hơn rất nhiều khi xét cho ông Võ Bá Cường vào Hội Nhà văn Việt Nam, đề rồi dẫn tới việc một “ nhân cách” “Ngồi Bệt” hôm nay của ông /
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường
Tinh gọn bộ máy: Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới
Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân
Người Việt tại Anh rộn ràng đón Tết Nguyên đán
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ đêm 27/1 – 2/2, có nơi dưới 3 độ C
Cảm hứng từ hành trình hướng tới thịnh vượng của Việt Nam