Thị trường

"Treo" bằng đại học về quê trồng cây thuốc cứu người, thu 20 tỷ

Suốt mấy chục năm qua, lương y Bùi Văn Phượng ở xóm Tân Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình đã khám và chữa bệnh cho cả vạn người. Bệnh nhân nào có hoàn cảnh khó khăn, ông Phương chữa và lo ăn ở miễn phí cả tháng trời.

Phòng khám của ông Phượng người ra, người vào nườm nượp. Ông Phượng ngồi bên ghế thăm và khám bệnh cho từng người. Khuôn mặt phúc hậu, giọng nói từ tốn, bệnh nhân đến khám bệnh mà như đang được ngồi với chuyên gia tư vấn về sức khỏe. Ông Phượng khám cho từng người một, ai đến cũng được ông hỏi han ân cần như người nhà. Bệnh nhân đến rất hài lòng, họ như vừa gỡ bỏ được áp lực bệnh tật đã đè nén lên mình từ nhiều năm nay.

Lương y Bùi Văn Phượng có tấm lòng nhân hậu. 

Lương y của người nghèo

Người đến khám bệnh ở cơ sở của ông Phương ở khắp nơi trên cả nước. Trong đó có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Ai dến cũng được lương y đón tiếp thịnh tình. Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, ông Phương sai người trong nhà lo ăn, lo ở cho chu đáo. Anh Nguyễn Văn Kiền ở Phú Thọ, nghe tiếng lương ý cũng cất công vượt đường xá đến khám bệnh. Đi khám bệnh mà trong túi anh Kiền có vỏn vẹn 300 nghìn đồng. Anh Kiền bị thận từ nhiều năm nay, anh đã chạy chữa khắp nơi không khỏi. Tài sản trong nhà cũng theo đó đội nón ra đi. Giờ đây gặp được ông Phương, anh Kiền vui lắm, vì ông Phương bảo, bệnh của anh có thể chữa khỏi. Vui hơn nữa là anh không mất tiền thuốc mà còn được lo ăn ở chu đáo.

Lương y Bùi Văn Phượng (người ngoài cùng bên phải) trao đổi với bệnh nhân. 

Anh Kiền chỉ là 1 trong số cả nghìn bệnh nhân đã được lương y Phượng cưu mang, giúp đỡ. Đây là phương châm hành động của lương y Phượng trong gần 40 năm qua. Ông Phượng chia sẻ: “Ngày trước, mỗi thàng vài trăm đồng. Bây giờ mười ngàn một thang thuốc. Uống cả năm trời cũng chỉ khoảng trên dưới một triệu đồng. Tôi sống tình cảm, thế nên nếu gặp người nghèo mình còn biếu không. Không hiếm trường hợp do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tôi sẵn sàng mời họ ở lại nhà mình vài ba tháng để tiện uống thuốc mà không đòi hỏi bất kỳ điều gì. Ngoài ra tôi áp dụng chế độ chữa bệnh miễn phí dành cho tất cả gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Bỏ bằng đại học về nhà làm nghề bốc thuốc

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, với mong muốn chữa bệnh cứu người, lương y Phượng đã từ bỏ tấm bằng đại học nông nghiệp để gắn bó với đông y. Năm 1980, ông bắt đầu học nghề và tiếp cận với những bài thuốc đầu tiên. Sau hơn 20 năm học hỏi, năm 2001 lương y Bùi Văn Phượng chính thức được Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề chữa bệnh bằng bài thuốc nam gia truyền cho 3 loại bệnh chính là bệnh gan, bệnh thận và bệnh về đường tiêu hóa. 

 

Nhiều bài thuốc Nam đã được lương y Bùi Văn Phượng bảo tồn và lưu giữ. 

Kế thừa bài thuốc gia truyền cùng với sự nghiên cứu, tìm tòi, phát triển Lương y Bùi Văn Phượng đã chữa thành công bệnh viêm gan - xơ gan với tỷ lệ khỏi là 70 - 80%, bệnh viêm cầu thận với tỷ lệ khỏi là 80 - 90% và các bệnh về đường tiêu hóa với tỷ lệ khỏi là 70 - 75%.

Tiếng lành đồn xa, hiện nay trung bình mỗi ngày cơ sở khám chữa bệnh đông y của ông có khoảng 30 - 35 người đến khám điều trị, bốc 200 - 300 thang thuốc. Trung bình mỗi năm, ông khám và điều trị cho khoảng 11 - 12 nghìn bệnh nhân.  

Khi số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, vấn đề đặt ra là cần chủ động được nguồn dược liệu, trong khi đó, nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Chính vì vậy nên bên cạnh  thu mua ở nhiều nơi, gia đình lương y đã quy hoạch hơn 1.000 m2 đất để trồng cây dược liệu và vận động nhiều hộ dân trong xóm, xã trồng cây dược liệu, gia đình tôi đảm bảo bao tiêu sản phẩm.

Suốt mấy chục năm qua, lương y Bùi Văn Phượng đã dày công sưu tầm nhiều bài thuốc quý chữa viêm gan và bệnh thận. 

Để phục vụ tốt cho công tác khám, chữa bệnh, lương y Bùi Văn Phượng đã xây khu vực sân phơi sạch sẽ rộng gần 800 m2, nhà kho lớn, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ để chứa được khoảng 50 - 60 tấn thuốc khô và lò sấy thuốc có công suất 13 - 15 tấn thuốc tươi/lần sấy. Khu vực khám chữa bệnh rộng 160 m2 và khu vực nhà bốc thuốc rộng 150 m2.

Số người đến khám ngày một dông, cơ sở của lương y Phượng đã tạo công ăn việc làm cho 20 lao động trực tiếp và vài trăm lao động ở địa phương trồng cây thuốc và hái thuốc. Theo thống kê của lương y Phượng, doanh thu của cơ sở là trên 20 tỷ đồng một năm. Số tiền này chủ yếu dành cho các hộ đi lấy thuốc và công lao động. “Nhiều bệnh nhân khỏi bệnh tôi rất mừng. Vui hơn cả là cái nghề bốc thuốc của mình đã tạo việc làm và làm tăng thu nhập cho bà con lối xóm”, lương y phương chia sẻ.

 

Với mong muốn phát triển nghề gia truyền và bảo tồn những giống cây thuốc quý lương y Bùi Văn Phương đã chọn mô hình trồng, sản xuất, chế biến, chữa bệnh bằng bài thuốc nam gia truyền. Nhiều loại dược liệu quý đã được ông chọn và bảo tồn như: Cây Xạ vàng, xạ đen, xạ ngạn, chân chim, giảo cổ lam, sa nhân, khôi nhung, dương quy, đinh lăng… trên diện tích hơn 1 ha của gia đình. Ngoài nguồn thuốc trồng của gia đình, những bài thuốc của ông bắt nguồn từ thuốc nam gia truyền, nguyên liệu thuốc từ tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, được đảm bảo từ khâu thu hái, bảo quản, sơ chế theo đúng tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam.
Nên đọc


Theo Dân Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo