10 năm sau, người Việt sẽ được mua ôtô từ EU với giá rẻ
Thông tin trên được ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán Thương mại và Kinh tế của EU tại Việt Nam đưa ra tại buổi họp báo kết thúc cơ bản việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) do phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam tổ chức hôm 5/8.
Theo đó, ông này cho rằng, do các mặt hàng ô tô, máy móc, mô tô, nước uống có cồn từ EU vào Việt Nam được xếp vào các mặt hàng có độ nhạy cảm và nhạy cảm cao nên theo lộ trình phải sau 10 năm khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan các mặt hàng này mới được xóa bỏ.
Cụ thể, đối với xe máy với động cơ trên 150 cc sẽ được dỡ thuế quan sau 7 năm, trong khi thuế suất với ô tô nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau 10 năm. Ô tô có động cơ lớn hơn 3.000 cc (động cơ xăng) hoặc lớn hơn 2.500 cc (động cơ diesel) sẽ được dỡ thuế quan sau 9 năm, rượu là 7 năm.
Tại buổi họp báo, Jean Jacques Bouflet cho biết, sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức được ký kết, 99% dòng thuế sẽ được xóa bỏ theo lộ tình 10 năm tại Việt Nam và lộ trình 7 năm tại EU, 1% còn lại là hàng nông sản nhạy cảm dưới hình thức áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với thuế suất 0% khi nhập.
Tuy nhiên, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực thì sẽ có 65% hàng hóa tại Việt Nam xuất sang EU sẽ hưởng lợi 0%, trong khi đó EU là 71%. Gần 30% dòng thuế, hàng hóa còn lại muốn được hưởng thuế quan 0% khi vào EU sẽ phải chịu lộ trình cắt giảm 7 năm sau đó. Quá trình giảm thuế sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, chậm tùy vào từng ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh một số mặt hàng được giảm thuế ngay lập tức, một số mặt hàng sẽ giảm dần theo lộ trình để các doanh nghiệp có thời gian thích nghi, chuyển đổi. Tuy nhiên, khi được miễn giảm thuế, có nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ phải chịu hạn ngạch.
Theo đó, ngoài 1% còn lại là hàng nông sản nhạy cảm dưới hình thức áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với thuế suất 0% khi nhập, các mặt hàng như thịt lợn, gà, bò sẽ áp dụng hạn ngạch còn sữa sẽ được tự do hóa, thuế suất 0% trong vòng 10 năm.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam vẫn phải chịu lộ trình cắt giảm thuế quan hoặc giới hạn hạn ngạch (quota) khi vào EU như các mặt hàng thủy sản, gạo... Cụ thể, mức quota là 10 nghìn tấn với gạo hương, 25 nghìn tấn đối với gạo xay xát, 30.000 tấn gạo sữa, mức thuế 0% với 30.000 tấn cho 1 năm. Nếu xuất khẩu nhiều hơn quota trên sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu theo quy định.
Lộ trình xóa thuế với thịt lợn đông lạnh từ EU vào Việt Nam trong vòng 7 năm, thịt bò trong 3 năm, sữa trong vòng 5 năm, thịt gà trong 10 năm, thực phẩm chế biến tối đa là 7 năm.
Đối với mặt hàng dệt may, khi Hiệp định có hiệu lực sẽ dỡ bỏ đối với hàng của EU xuất sang Việt Nam còn với hàng Việt Nam xuất sang EU sẽ dỡ bỏ dần sau 7 năm.
Ông Jacques Bouflet cho biết EU đang áp dụng cơ chế rất ưu đãi cho mặt hàng dệt may của Việt Nam. Trong danh mục được hưởng thuế quan 0%, dệt may Việt Nam được hưởng mức thuế 0% vào EU ngay khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên theo quy định, các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép.
Cụ thể, để mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, thì ít nhất hàng hoá đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu chuẩn xuất xứ đơn là vải nhập về, cắt may tại Việt Nam, tiêu chuẩn kép là vải phải sản xuất tại Việt Nam, cắt may cũng tại Việt Nam).
Ngoài ra, EU cũng sẽ cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Theo đó, mặt hàng này phải có xuất xứ từ 1 nước thứ 3 có FTA với EU để được hưởng quy tắc Tối huệ quốc (MFN), nguyên liệu có thể được chấp nhận ưu đãi có thể là Hàn Quốc khi FTA EU và Hàn Quốc đã được ký kết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines