Thị trường

HSBC: Thị phần sản xuất toàn cầu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng

(DNVN) - Theo HSBC, trong khi thương mại toàn cầu nói chung không tăng trưởng, Việt Nam tiếp tục đạt thêm thị phần trong sản xuất toàn cầu.

Báo cáo về Kinh tế vĩ mô - Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 8/2015 của Ngân hàng HSBC phát hành hôm nay 5/8 đưa ra nhận định lạc quan này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nhận định về kinh tế toàn cầu, theo HSBC, các số liệu mới nhất cho thấy, xuất khẩu hay chỉ số PMI đều nêu bật một mức độ chậm lại của các hoạt động thương mại. 

"Và đây không phải là vấn đề của riêng châu Âu – các số liệu thương mại cho thấy chiếc bánh xuất khẩu toàn cầu 19.000 tỷ USD đã không tăng trưởng trong năm 2014", báo cáo viết.

Hàng hóa đã giảm 2% từ tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu; trong khi sản xuất lại thêm 2%, hai số liệu đó bù trừ thể hiện tăng trưởng chung không có. Điều này cơ bản có ba ý nghĩa: Thứ nhất, các duy nhất để tăng trưởng xuất khẩu là giành thị phần toàn cầu từ các nước khác; Thứ hai, các nước có hoạt động sản xuất cao hơn sẽ ổn hơn so với những nước chuyên dựa vào hàng hóa; Thứ ba, các quốc gia với các lợi thế so sánh trong ngành sản xuất có khả năng sẽ làm tốt hơn. 

Trong khi thương mại toàn cầu nói chung không tăng trưởng, Việt Nam lĩnh vực sản xuất  của Việt Nam lại có chiều hướng tốt hơn. 

Cụ thể, HSBC cho biết, thị phần của Việt Nam năm 2014 đã tăng từ mức 0,7% tổng thương mại toàn cầu trong năm 2013 lên 0,8%. Chỉ số PMI tháng 7 cũng tiếp tục tăng từ mức 52,2 điểm trong tháng trước lên 52,6 điểm do sự tăng trưởng của đơn đặt hàng mới, sản lượng và việc làm.

 

HSBC dự báo so với cùng kỳ, lạm phát của Việt Nam sẽ tăng liên tục trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2015.

Xuất khẩu năm 2015 được dự báo tăng trưởng 11,6% so với năm 2014; nhập khẩu tăng 15,8%. Doanh số bán lẻ năm 2015 được cho là sẽ tăng trưởng 9,8% trong năm nay và tăng trưởng đến 13,7% trong năm 2016.

HSBC nhận định, không giống như đa số các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam có hoạt động giao thương lớn nhất với Mỹ và châu Âu - hai địa phương có đà tăng trưởng vẫn đang cải thiện. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được tiếp tục thúc đẩy bởi những nỗ lực hợp tác thương mại vẫn đang được xúc tiến.

HSBC cũng cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng thị phần sản xuất toàn cầu bởi lợi thế chi phí lao động trong việc thu hút các hoạt động sản xuất cần nhiều lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng rất năng nổ trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành sản xuất bằng cách hỗ trợ các mức thuế ưu đãi và cải thiện cơ sở hạ tầng.

 

Thêm vào đó là hoạt động xuất khẩu đa dạng với châu Âu và Mỹ cùng sự tăng trưởng mạnh về xuất khẩu tới Trung quốc và Hàn Quốc. 

Bên cạnh những điểm nhấn trong nền kinh tế, HSBC cũng chỉ ra những rủi ro lớn nhất đối Việt Nam là từ những yếu tố chủ quan trong nước hơn là những yếu tố khách quan bên ngoài.

Đơn cử như thâm hụt ngân sách ngày càng rộng thêm khiến Bộ Tài chính mới đây phải cố gắng khai thác nguồn dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước tiếp tục lấn át khối tư nhân có hoạt động đầu tư hiệu quả hơn.

Chính vì thế, Việt Nam cần có những giải pháp để đối mặt với những rủi ro này trong tương lai.

HÒA HẬU
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo