4 ngày 60.000 con linh dương chết bí ẩn
Sống ở vùng đồng bằng rộng lớn nhưng khắc nghiệt của Nga và Kazakhstan, linh dương Saiga được biết đến là một trong những loài động vật có vú to lớn, khá hiền lành, hiện giờ chỉ còn hơn vài trăm ngàn cá thể còn sống sót.
Chuyện bắt đầu vào cuối tháng 5, khi nhà sinh thái học Steffen Zuther và đồng nghiệp tới trung tâm vùng Kazakhstan để theo dõi kỳ sinh sản cho một bầy linh dương Saiga, sau đó ông đã ghi nhận có tới trên 60.000 con linh dương Saiga chết không rõ nguyên nhân. “Chúng tôi bắt đầu hoảng hốt về số lượng linh dương Saiga chết dần”, Steffen nói. Được biết đây là loài linh dương thảo nguyên đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng và được bảo tồn với tình trạng cực kỳ nguy cấp.
"Những năm trước, số lượng linh dương chết cũng chỉ có giới hạn, ban đầu chúng tôi cũng chưa thực sự lo lắng", Zuther điều phối viên quốc tế của chương trình Bảo tồn Altyn Dala nói với trang Live Science. Tuy nhiên, chỉ trong 4 ngày, toàn bộ 60.000 con linh dương đã chết bí ẩn. Khi các bác sĩ thú y và các nhà bảo tồn thiên nhiên đang cố gắng cứu đàn linh linh dương thì họ cũng nhận được thông báo về việc linh dương đột ngột chết ở những đàn khác quanh Kazakhstan.
Ngay lập tức, ông và các cộng sự bằng nhiều biện pháp đã ngăn chặn được việc chết hàng loạt này. Thông qua việc thu thập mẫu vật trên thảm thực vật, mổ tử thi và quan sát hành vi, nguyên nhân cái chết ban đầu được cho là vi khuẩn Pasteurella và Clostridia. Hai loại vi khuẩn này được tìm thấy trong bụng linh dương Saiga và theo các nhà khoa học, nó có khả năng đã gây ra chảy máu nội tạng khiến những con vật tội nghiệp bị chết.
Theo ABC News, hiện tượng này diễn ra trong mùa sinh sản của loài linh dương Saiga, những con cái thường tập trung thành đàn lớn và cùng sinh sản trong vòng chưa đầy một tuần. "Vi khuẩn Pasteurella và Clostridia rõ ràng là nguyên nhân gây bệnh cho linh dương. Tuy nhiên, tại sao những loại vi khuẩn tưởng chừng như vô hại này lại có thể gây ra cái chết cho hàng loạt con linh dương như vậy vẫn còn là bí ẩn. Số lượng con chết và sự lây lan nhanh chóng là chuyện hiếm gặp ở các loài khác", ông Zuther nói.
Tuy nhiên, Steffen cũng cho biết chưa hẳn nguyên nhân cái chết của linh dương là hoàn toàn do 2 loại vi khuẩn trên, bởi “chẳng có vấn đề gì đặc biệt đối với loại vi khuẩn này, câu hỏi là tại sao nó có thể phát triển và lây lan ra cả đàn nhanh chóng đến vậy?”. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hiện tượng này có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố gộp lại, công thêm môi trường như mưa, ẩm, khiến hệ miễn dịch của linh dương suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Vào năm 1988, Steffen cũng từng cho biết có tới hơn 400.000 con linh dương bị chết với các triệu chứng tương tự. Tuy vậy, thời điểm đó các nhà khoa học cho rằng nó bị nhiễm bệnh tụ huyết trùng gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella, nhưng không điều tra chi tiết. Linh dương Saiga là loài được liên minh Bảo tồn thiên nhiên nhiên quốc tế đưa vào danh sách cần được bảo vệ. Hiện chỉ còn một vài đàn ở Kazakhstan, Nga và Mông Cổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc