AEC: Cơ hội và thách thức tập trung vào các doanh nghiệp
Nhận định trên được ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) đưa ra bên lề buổi Tọa đàm " Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018 và cơ hội cho doanh nghiệp" vừa qua.
Ông Thái cho biết, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 đang được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. AEC ra đời sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.500 tỷ USD.
Khi AEC đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, khai thác được tối đa các ưu đãi thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu thông hàng hóa giữa các nước trong khu vực sẽ được cắt giảm dần về 0%.
Ông Thái cho rằng, Việt Nam có quy mô dân số khoảng 90 triệu người, với tye lệ dân số trẻ ở mức cao, tổng GDP 176 tủ USD (năm 2013), tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, khoảng 5,9% năm 2014 và dự kiến treeb 6% năm 2015. Vì thế, Việt Nam đóng góp đáng kể cho ASEAN cả về ý nghĩa thị trường và cơ sở sản xuất.
Theo ông Thái, các nỗ lực xây dụng AEC đã tạo ra một thị trường khu vực rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biết là việc từ bỏ thuế quan cho hàng hóa.
"Một thị trường khu vực rộng lớn sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp có sức cạnh tranh vươn mạnh hơn nhờ kinh té theo quy mô (sản xuất và phân phối quy mô càng lớn thì giá thành sản phẩm càng giảm); các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển thị trường ngách (phục vụ nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp và người dân ASEAN với danh mục sản phẩm, dịch vụ ngày càng mở rộng)..", ông Thái dẫn chứng.
Theo ông Thái, tham gia AEC, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được trao rất nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh. Bởi, theo ông Thái, việc tăng cường thuận lợi hóa thương mịa và minh bạch thông qua các sáng kiến như tự chứng nhận xuất xứ, cơ chế một cửa, công nhận lẫn nhau... trong khuôn khổ AEC giúp làm giảm chi phí giao dịch, thương mại cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hơn nữa, khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước. Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa sang các thị trường ASEAN.
Bên cạnh đó, AEC cũng giúp làm tăng tính hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là của Hàn Quốc và Nhật Bản để xây dựng các cụm ngành (cơ sở sản xuất, cung ứng, hậu cần, nghiên cứu và phát triển...) tại Việt Nam, qua đó tạo cơ hội cho việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra, việc tăng cường liên kết, đầu tư của các doanh nghiệp ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan vào Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ASEAN cũng tạo cơ hội về vốn, năng lực sản xuất tại Việt Nam cho một số ngành.
Sức ép cạnh tranh do mở cửa thị trường
Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), thách thức chính của việc hình thành AEC là sức ép cạnh tranh do mở cở thị trường. "Việt Nam sẽ phải dỡ bỏ tới khoảng 97% hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nội khối có nghĩa là khoảng 97% hàng hóa ASEAN qua biên giới các nước sẽ có mức thuế nhập khẩu bằng 0%", ông Thái nói.
Theo ông Thái, cần lưu ý rằng lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ AEC được Việt Nam thực hiện từ khi gia nhập ASEAN, kéo dài tới 20 năm, thậm chí là nhiều hơn đối với một số mặt hàng chứ không phải đến giờ mới thực hiện. Một số nghành sẽ gặp thách thức trong giai đoạn 3 năm tới bao gồm ô tô, xe máy, mia đường, dầu thực vật, sắt thép, xăng dầu (một nửa số dòng thuế về 0% vào năm 2016), chất dẻo...
Tuy nhiên, cạnh tranh về hàng hóa của các nước ASEAN cũng có nghĩa là lợi ích gia tăng cho người dân Việt Nam (gia tăng về chủng loại hàng hóa, đa dạng về sự lựa chọn giá cả cũng như chất lượng) và các doanh nghiệp sử dụng đầu tư vào ASEAN để sản xuất hàng tiêu dùng hay hàng xuất khẩu.
Cuối cùng, theo vị Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, AEC thành lập không chỉ gia tăng sự hiện diện và cạnh tranh của hàng hóa các nước ASEAN tại Việt Nam đối với hàng hóa sản xuất trong nước mà các doanh nghiệp ASEAn cũng sẽ gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước về cơ hội kin h doanh, đầu tư tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết