Góc nhìn

Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sau khi hồi phục

COVID-19 có khả năng tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch với cả những đối tượng chưa bao giờ mắc phải loại bệnh lý này.

Phụ nữ có số đo vòng 2 trên 85cm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn / Tiêm vaccine COVID-19 có an toàn cho những người bị bệnh tim?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo một nghiên cứu đang được xem xét và công bố trên tạp chí Nature, khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm về tim mạch được ghi nhận ngày càng tăng ở những bệnh nhân đã may mắn sống sót sau khi nhiễm COVID-19. Đây là những chứng bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới.

Tiến sĩ Ziyad Al-Aly – Giám đốc trung tâm dịch tễ học lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe St Louis ở Missouri, người đứng đầu nghiên cứu kể trên chia sẻ: “COVID-19 để lại hậu quả rất lớn. Các chính phủ và hệ thống y tế cần cảnh giác với thực trạng rằng biến chứng của đại dịch này có thể sẽ kéo dài. Tôi lo ngại vấn đề này chưa được chúng ta xem xét một cách nghiêm túc”.

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng tim mạch nguy hiểm khác trong 12 tháng đầu tiên của quá trình hồi phục sau COVID-19 có thể tăng lên tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Họ so sánh nguy cơ mắc các căn bệnh này ở 151.195 bệnh nhân hồi phục COVID-19 và 3.6 triệu người khác không mắc phải đại dịch. Phần lớn trong nhóm đối tượng này là đàn ông.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân COVID-19 ở mức độ không cần nhập viện có nguy cơ mắc suy tim tăng 39%, nguy cơ hình thành cục máu đông cao gấp 2,2 lần. Nếu để bệnh nặng đến mức cần nhập viện, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ ngừng tim cao gấp 5,8 lần và nguy cơ viêm cơ tim cao gấp 14 lần bình thường. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tích cực làm việc để tìm ra nguyên nhân gây tổn thương hệ tim mạch của đại dịch COVID-19.

 

Phỏng đoán ban đầu cho thấy rằng các chứng bệnh nguy hiểm này có thể bắt nguồn từ tổn thương do sự xâm nhập trực tiếp của virus vào các tế bào cơ tim và tế bào lót mạch máu, từ đó gây ra cục máu đông và chứng viêm dai dẳng, khó chịu. Bên cạnh đó, một số tác động gián tiếp của COVID-19 bao gồm cô lập xã hội, hạn chế tài chính, thay đổi các thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, cảm giác buồn chán và cô đơn… cùng đồng thời có thể là các lý do khác cho các tổn thương tim mạch.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm