Cần Thơ (bài 3): DN Khoa học & Công nghệ gian nan đi tìm công lý, thiệt hại khôn lường
Kiên Giang: Cơ quan điều tra “bất lực” trước nhóm côn đồ xâm phạm chỗ ở của công dân? / Chuyện lạ ở Vũng Tàu: Tòa án vi phạm nghiêm trọng tố tụng để..."cốc mò cò xơi"
Buộc Ngân hàng phải trả lại các tài sản thế chấp và bồi thường thiệt hại
Tại bản án sơ thẩm số: 68/2020/DSST ngày 24/9/2020 ( lần 2) của TAND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã tuyên, Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phạm Hoàng Thắng.
Tuyên bố chấm dứt 02 hợp đồng thế chấp gồm: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014 đã ký kết giữa ông Phạm Hoàng Thắng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triến nông thôn Việt Nam ((Agribank VN)
Buộc Agribank VN giao trả lại 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Hoàng Thắng.
Ông Phạm Hoàng Thắng có quyền liên hệ các cơ quan có thấm quyền làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
Buộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải bồi thường cho ông Phạm Hoàng Thắng số tiền 200 triệu đồng.
QĐ Thi hành án theo yêu cầu.
Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Agribank VN về việc buộc Công ty Hoàng Thắng thanh toán tiền lãi chưa thanh toán cho Ngân hàng Agribank số tiền: 3.166.873.715 đồng và phát mãi các tài sản thế chấp của ông Phạm Hoàng Thắng để thu hồi nợ.
Chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của Công ty Hoàng Thắng, buộc Agribank VN phải bồi thường cho Công ty Hoàng Thắng số tiền hơn 2,1 tỉ đồng ...
Không đồng ý với bản án sơ thẩm của TAND quận Ninh Kiều,TP Cần Thơ, Agribank VN đã kháng cáo yêu cầu cấp phúc thấm xét xử hủy bản án sơ thấm.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 15/04/2021 của TAND TP Cần Thơ, HĐXX nhận định, Công ty Hoàng Thắng đã sử dụng vốn vay theo Hợp đồng tín dụng số: 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/3/2013 để sản xuất 30 máy gặt đập liên hợp, sau đó Công ty Hoàng Thắng đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng các máy gặt đập liên hợp chuyến thành tài sản của doanh nghiệp và sử dụng số máy này đế làm dịch vụ gặt lúa thuê cho nông dân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Đối chiếu với quy định tại Điều 1 Quyết định số: 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Việc hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với cảc khoản vay dài hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch”. Như vậy, Công ty Hoàng Thắng đã tự sản suất và tự mua lại chính tài sản của mình để làm dịch vụ gặt lúa thuê cho nông dân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch nên thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất.
Đồng thời, vụ án đã kéo dài từ ngày 29/11/2017 đến thời điểm xét xử sơ thẩm gần 3 năm, có rất nhiều văn bản của các Bộ về việc xác định đối tượng hưởng hỗ trợ lãi suất của Công ty Hoàng Thắng nhưng các bên vẫn không thể giải quyết được tranh chấp. Ngay trong Công văn số: 11382/BTC-TCNH ngày 18/9/2020 của Bộ Tài chính chỉ yêu cầu Ngân hàng Nông nghiệp căn cứ vào quy định đế lập hồ sơ và gửi Bộ Tài chính thực hiện quyết toán theo đúng quy định của pháp luật mà không thể xác định được việc thời hạn thực hiện là bao lâu. Việc để kéo dài vụ án càng gây thiệt hại cho Doanh nghiệp, trong khi đó Ngân hàng không có phương án hữu hiệu đế hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiếu thiệt hại. Hơn nữa, qua xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án Hội đồng xét xử nhận thấy đã đủ cơ sở để xét xử vụ án.
Ngòai ra HĐXX cấp phúc thẩm đã bác yêu cầu đối với việc triệu tập Công ty Kiểm toán định giá Thăng Long vì cho rằng, đây là tranh chấp Hợp đồng, Ngân hàng chưa đặt vấn đề buộc Công ty kiểm toán định giá Thăng Long chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại cho Ngân hàng, nên việc đề nghị đưa Công ty Thăng Long vào tham gia tố tụng là không cần thiết. Từ đó HĐXX cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Agribank Việt Nam về việc buộc Công ty Hoàng Thắng thanh toán tiền lãi chưa thanh toán cho Ngân hàng Nông nghiệp số tiền hơn 3,1 tỉ đồng và phát mãi các tài sản thế chấp của ông Phạm Hoàng Thắng để thu hồi nợ.
Tuyên bố chấm dứt 02 họp đồng thế chấp gồm: Họp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Họp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014 đã ký kết giữa ông Phạm Hoàng Thắng với Agribank Việt Nam. Buộc Agribank Việt Nam giao trả lại 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Hoàng Thắng. Ông Phạm Hoàng Thắng có quyền liên hệ các cơ quan có thấm quyền làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. Ông Phạm Hoàng Thắng có quyền liên hệ các cơ quan có thấm quyền làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. Buộc Agribank Việt Nam phải bồi thường cho ông Phạm Hoàng Thắng số tiền 200 triệu đồng. Chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của Công ty Hoàng Thắng, buộc Agribank Việt Nam phải bồi thường cho Công ty Hoàng Thắng số tiền hơn 2,1 tỉ đồng ...Đình chỉ 1 phần yêu cầu độc lập của Công ty Hoàng Thắng về việc bồi thường thiệt hại do không có tài sản bố sung vốn để kinh doanh dẫn đến mất lợi nhuận, thiệt hại do mất thu nhập và yêu cầu công khai xin lỗi bằng văn bản.
Bản án phúc thẩm còn tuyên: Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất phát sính do chậm trả tiền được xác định theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Văn bản xin tạm hoãn thi hành án của Ngân hàng.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc để thông tin đến bạn đọc.
Chuyện khó tin tại Cần Thơ (bài 4): Ngân hàng Agribank gửi văn bản “dọa” DN để trây ỳ thi hành án, gia tăng thiệt hại cho DN?
Xem các bài liên quan đến vụ việc: Bài 1 tại đây; Bài 2 tại đây
End of content
Không có tin nào tiếp theo