Cơ quan tố tụng lúng túng... khi khép tội doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân
Vì sao đại án 304 tỉ đồng liên quan đến doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân bế tắc suốt 5 năm qua? / Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân: Bị hại khẳng định không bị thiệt hại, Cơ quan điều tra áp đặt là có?
Luật sư Hoàng Tùng (Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
"Vụ án của doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân là một trong những vụ án mà những luật sư chúng tôi nhận định là "đại án" bởi giá trị thiệt hại được xác định trong vụ án này là hàng trăm tỷ đồng (theo kết luận của cơ quan điều tra) quan trọng hơn hết thì vụ án này có dấu hiệu của việc hình sự hóa các quan hệ dân sự, vụ án kéo dài và gây nhiều thiệt hại, mệt mỏi cho cả cơ quan tố tụng, người tham gia tố tụng", LS Hoàng Tùng chia sẻ.
Cơ quan điều tra đã hình sự hóa quan hệ dân sự (?)
Từ một vụ việc dân sự bình thường đang được giải quyết tại Tòa án ND quận Ninh Kiều thì bỗng dưng Cơ quan An ninh điều tra CA TP. Cần Thơ khởi tố vụ án hình sự: Trước khi vụ án được khởi tố, Agribank Chi nhánh Cần Thơ đã khởi kiện vụ án dân sự phát mãi tài sản đã thế chấp của Công ty Tây Nam thu hồi nợ, Tòa án ND quận Ninh Kiều đã thụ lý vụ án. Đến thời điểm hiện nay, Toà dân sự quận Ninh Kiều cũng không có quyết định tạm đình chỉ giải quyết và Công ty Tây Nam vẫn chưa có nhận được quyết định tạm đình chỉ nào từ Tòa án ND quận Ninh Kiều liên quan đến vụ án dân sự đang được Tòa thụ lý, giải quyết.
Trong vụ án này, không hề có đơn tố cáo hay đơn tố giác từ phía Ngân hàng, chính Agribank Cần Thơ đang giải quyết vụ việc nêu trên ở Tòa án dân sự. Hành vi khách quan không cấu thành tội phạm, chỉ đơn giản là quan hệ dân sự thuần túy thông thường nhưng không rõ căn cứ từ đâu, lý do gì khiến Cơ quan An ninh điều tra CA TP. Cần Thơ lại khởi tố vụ án hình sự và việc khởi tố này không đúng thẩm quyền theo Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009); Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07/07/2014 của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
Không những vậy, sau thời gian dài đằng đẵng điều tra, Cơ quan An ninh điều tra CA TP. Cần Thơ đã thay đổi tội danh rất nhiều lần, và cuối cùng xác định là “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân bị truy tố ra Tòa vì tội danh này. Có thể nói, đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng của cơ quan điều tra bởi lẽ: Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân không thuộc chủ thể của tội phạm này. Điều kiện về chủ thể được cơ quan điều tra xác định là không chính xác.
Doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân không phải là nhân viên của ngân hàng, không phải người nắm chức vụ quyền hạn trong ngân hàng Agribank Cần Thơ.
Chủ thể của Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là người có có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và có đầy đủ năng lực chịu TNHS. Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân không phải là nhân viên của ngân hàng, không phải người nắm chức vụ quyền hạn trong ngân hàng Agribank Cần Thơ. Chính xác một điều thì Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân là khách hàng của Agribank Cần Thơ, chịu sự ràng buộc theo hợp đồng vay tín dụng mà 2 bên đã ký. Do đó, không hiểu vì sao Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát ND TP. Cần Thơ có thể xác định và khởi tố bị can Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân được.
Các văn bản ban hành đang có sự nhầm lẫn về mặt áp dụng
Ngày 8/6/2021, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Trinh (Tòa án ND TP. Cần Thơ) đã ký Quyết định Hủy bỏ kê biên tài sản vốn đã bị Cơ quan điều tra CA TP. Cần Thơ kê biên trước đó. Tuy nhiên, quyết định Hủy bỏ kê biên này là một quyết định trái pháp luật và cần phải được hủy ngay, cụ thể:
Thứ nhất, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 là Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nội dung của Nghị quyết này là để tiến hành xử lý các khoản nợ xấu nhưng các khoản nợ của Công ty Tây Nam không phải nợ xấu.
Quyết định Hủy bỏ kê biên tài sản và giao trả tài sản cho Agribank Cần Thơ để xử lý.
- ợ Hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD.TN ngày 02/1/2012 giữa ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ với công ty Tây Nam có thời gian thực hiện là 13 năm (kể cả 1 năm ân hạn). Ngày 16/6/2016 cơ quan an ninh điều tra Cần Thơ đã khởi tố bị can Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, kèm theo là kê biên tài sản, thu giữ con dấu dẫn đến Doanh nghiệp bị đóng băng, không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Hợp đồng tín dụn số 01 nêu trên mới thực hiện được khoảng 5 năm 6 tháng, thời hạn thực hiện theo hợp đồng tín dụng vẫn còn thì không thể xác định là khoản nợ xấu được.
-N Nếu coi hậu quả phát sinh từ việc kê biên tài sản khiến đóng băng hoạt động của Doanh nghiệp dẫn đến không thể trả nợ cho ngân hàng là “nợ xấu” thì lỗi này rõ ràng không phải do doanh nghiệp mà thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng khi Hình sự hóa một quan hệ dân sự.
Thứ hai, thẩm phán Nguyễn Văn Trinh áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 là không đúng quy định bởi Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong khi các cơ quan tố tụng xác định hành vi vi phạm là từ ngày ban hành quyết định khởi tố vụ án (ngày 24/12/2015).
Thứ ba, nội dung quyết định Hủy bỏ kê biên tài sản đã xác định: Giao tài sản (7 tài sản) cho Agribank Cần Thơ để xử lý thu hồi nợ với mục đích là kết quả xử lý tài sản bảo đảm là cơ sở để xác định thiệt hại trong vụ án. Điều này không hề tôn trọng những thỏa thuận, cam kết giữa hai bên về việc xử lý tài sản thế chấp theo hợp đồng tín dụng đã ký. Trong khi phía Agribank Cần Thơ đã có công văn xác định khoản nợ của Công ty Tây Nam là bình thường, không có cơ sở xác định thiệt hại (Công văn số 2203)
Doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân bên thiết bị máy móc bị phong tỏa nhiều năm đã xuống cấp.
Vụ án tính từ thời điểm có quyết định khởi tố đến nay đã hơn 5 năm, sau nhiều lần thay đổi tội danh, tạm đình chỉ điều tra rồi lại phục hồi điều tra cho thấy sự lúng túng và cố gắng vớt vát của Cơ quan An ninh điều tra CA TP. Cần Thơ trong vụ án này. Các cơ quan tố tụng đang cố gắng hình sự hóa một quan hệ dân sự, khép tội một cá nhân.
Không những vậy, việc này đã gây ra hậu quả vô cùng lớn: Một doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, Công ty Tây Nam bỗng dưng bị đóng băng hoạt động dẫn đến các quyền và nghĩa vụ không thể thực hiện được. Điều này ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác có liên quan đến hoạt động của Công ty; Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân bị khởi tố bị can, bị bắt tạm giam, bị thay đổi tội danh nhiều lần; Thiệt hại về tài sản là rất lớn, chưa thể xác định rõ ràng; Có dấu hiệu oan sai, gây mệt mỏi và khó khăn cho cả quá trình tố tụng. Các bước giải quyết, thực hiện thì chồng chéo giữa các cơ quan, một hành vi mà 2 quan hệ pháp luật điều chỉnh(?!)
End of content
Không có tin nào tiếp theo