Góc nhìn

Hà Tĩnh: Mất an toàn lưới điện tại dự án nuôi tôm ở Hộ Độ

DNVN - Sau 5 năm tỉnh Hà Tỉnh triển khai đưa Dự án hạ tầng lưới điện 180kVA vào phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà), do đầu tư nửa vời đến nay dự án đã bộc lộ nhiều bất cập không đảm bảo an toàn lưới điện.

Lập hồ sơ hỗ trợ hộ kinh doanh thế nào? / Lao động chính trong gia đình thuộc diện được hỗ trợ

Đầu tư nửa vời!

Doanh nghiệp Việt Nam nhận được phản ánh của người dân xã Hộ Độ về việc Dự án hạ tầng lưới điện 180kVA vào phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản mới đưa vào sử dụng 5 năm đã bộc nhiều bất cập như: Hệ thống đường dây 04 đến các hộ nuôi tôm không được đầu tư, dân tự bỏ tiền kéo dây dựng cột, kéo từ trạm biến áp về từng nhà.

Theo quan sát của phóng viên hàng loạt cột tre, bạch đàn được người dân nuôi tôm ở Hộ Độ tận dụng dựng làm cột điện đã nghiêng ngả, xiêu vẹo, cản cả lối đi. Trên tuyến hành lang lưới điện từ công tơ tổng đến đầm tôm xa nhất khoảng 1km, dây điện dăng mắc, quấn chằng chịt vào nhau. Các điểm đấu nối chằm chịt với nhau, có những đoạn dây điện 3 pha chạy dọc bờ ao, cao chưa đầy 1m. Thực trạng này tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn, nhất là khi mưa bão.

Ông Trần Đình Dung (trú xã Hộ Độ) cho biết, hệ thống điện phục vụ nuôi trồng thủy sản ở đây do dân tự bỏ kéo đường dây, nhiều đoạn đường dây sà xuống mặt đất 1,5m, cách mặt hồ 0,5m. Cách đây 2 năm đã có người điện giật tử vong do lội xuống hồ vớt tôm, cá. Vào mùa mưa bão chẳng ai dám ra đầm tôm.

Còn ông Trương Quang Lộc - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thủy sản xã Hộ Độ cho rằng: Các hộ dân trong vùng được hưởng nguồn lợi của dự án từ trước đến nay phải chịu giá điện cao ngất ngưởng, cao gấp nhiều lần so với giá điện sản xuất mỗi KW người dân phải trả từ 2.400 đồng – 2.600 đồng.

“Có sự chênh lệch như vậy vì hiện nay điện chưa được bán trực tiếp từ Điện lực đến từng hộ dân mà từ trước đến nay, Điện lực Lộc Hà chỉ bán qua công tơ tại TBA. Việc này giao cho một người đứng thầu từ công tơ tổng sau đó chia ra cho từng hộ gia đình nộp và nộp thêm cả tiền thù lao cho người đi thu tiền điện. Cách tính và thu tiền điện như thế này làm người dân phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi, chi phí sản xuất cũng tăng lên đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều hộ dân còn ái ngại trong việc mở rộng quy mô, phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao”, ông Lộc nói.

Đường điện chằng chịt, nằm sát mặt đất gây mất an toàn

Đường điện chằng chịt, nằm sát mặt đất gây mất an toàn lưới điện.

Liên quan tới vấn đề này, ông Hoàng Hải Đường, Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà cũng khẳng định: Không chỉ HTX và người dân mà cấp ủy, chính quyền xã Hộ Độ cũng đã không ít lần đề nghị bàn giao hạ tầng lưới điện cho ngành điện lực. Đây chính là nguyện vọng tha thiết nhiều năm nay của người dân cũng như chính quyền địa phương xã Hộ Độ, nhưng các ngành liên quan ở Hà Tĩnh vẫn bỏ rơi trong im lặng.

Cần phải đảm bảo an toàn lưới điện

Theo ông Hà Văn Trà, Trưởng Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị trực tiếp thi công hệ thống lưới điện này cho biết: Đây là công trình lưới điện thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững của Hà Tĩnh được xây dựng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới với tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng cho HTX nuôi trồng thủy sản Hà Vọoc, huyện Lộc Hà. Năm 2015, sau khi công trình hoàn thành đã được bàn giao cho UBND xã Hộ Độ quản lý. Trên thực tế, trạm biến áp 180kVA lâu nay vẫn do Điện lực Lộc Hà quản lý, bán điện cho người dân và một số hộ thuộc thôn Tân Quý.

Dây điện được ch

Hàng loạt cột tre, bạch đàn được người dân nuôi tôm ở Hộ Độ tận dụng dựng làm cột điện đã nghiêng ngả, xiêu vẹo, cản cả lối đi.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Kiên Cưởng, Giám đốc Điện lực Lộc Hà và ông Trần Văn Sơn, Phó giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh lại cho rằng: Ngành điện đã có chủ trương, nhưng do xã và BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh chưa có đủ hồ sơ theo quy định.

Với sự khằng định này của Công ty Điện lực Hà Tĩnh thì việc bổ sung hồ sơ không phải là vấn đề khó. Vấn đề khó ở đây là cần sự vào cuộc thực sự từ các ban, ngành liên quan để việc bàn giao và tiếp nhận sớm được triển khai hiệu quả. Trong khi người dân đang mỏi mòn trông chờ được dùng điện trực tiếp từ Điện lực, thiết nghĩ Công ty Điện lực Hà Tĩnh, đơn vị đang quản lý TBA cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm hơn nữa trong việc tăng cường các giải pháp để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân sử dụng điện. Hệ lụy sẽ là khó lường nếu để tình trạng mất an toàn lưới điện tại xã Hộ Độ tiếp tục kéo dài như hiện nay.

Vũ Thìn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm