Lượng lớn tiền đổi mới khoa học và công nghệ của Quốc gia bị tư nhân "ném qua cửa sổ"
Vĩnh Long: 4 cán bộ nhà đất bị "tố" làm giấy tờ giả khiến hai cụ già bị mất 1.600m đất / Vĩnh Long (bài 2): Dự án được Nhà nước hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng, có dấu hiệu việc chính quyền bao che cho vi phạm pháp luật
Sau khi người dân, doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng tố cáo, cơ quan chức năng vào cuộc lập biên bản nhưng đến nay hơn 5 tháng chủ đầu tư dự án “chồng” vẫn chưa bị xử lý, trong khi đó một khu vực rộng lớn đã được san lấp. Đáng nói, trong quá trình dự án này triển khai việc bơm hút bùn, đất, cát nhiều hộ dân nuôi cá xung quanh tiếp tục bị ảnh hưởng như ông Ngô Thành Khoảnh phản ánh việc ông Lịch thi công dự án khiến cá nuôi trong ao bị chết 4 đợt (từ ngày 9/8 đến 30/9) với số lượng là 52.910 con, thiệt hại gần 500 triệu đồng.
Hơn 20 tỷ của Nhà nước bị “ném qua cửa sổ"?!
Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án nuôi trồng thủy sản “treo” nhiều năm của ông Nguyễn Văn Lịch có rất nhiều hộ dân sinh sống, làm ăn lân cận. Trong đó có Công ty TNHH MTV On Oanh (Công ty On Oanh) được UBND tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư để thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón vô cơ đa thành phần bằng công nghệ sử dụng khí nóng tạo hạt” có tổng vốn đầu tư là 101,6 tỷ đồng. Đặc biệt, dự án này được Quỹ đổi mới Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia (trích ngân sách nhà nước) hỗ trợ 20,2 tỷ đồng, lượng lớn tiền này đã được giải ngân xong nhưng hơn 2 năm qua, doanh nghiệp không thể tiếp tục triển khai được giai đoạn 2...
Hiện Công ty On Oanh đã tiến hành xong giai đoạn 1 (từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2018) của dự án và đã đưa nhà máy vào hoạt động. Đầu năm 2019, khi Công ty On Oanh chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của dự án thì ông Nguyễn Văn Lịch mang sà lan, cần cẩu đến đóng cọc bê tông, san lấp phần mặt nước thuộc khu vực được cấp phép bến thủy nội địa của Công ty On Oanh gây cản trở việc vận chuyển bằng đường thủy. Nếu chuyển sang vận chuyển bằng đường bộ làm chi phí đội lên gấp đôi, đồng nghĩa với giá thành sản phẩm làm ra cũng tăng. Điều này lại không đúng với mục đích đề ra ban đầu của dự án được Quỹ đổi mới KH&CN Quốc gia hỗ trợ.
Ngoài việc đóng cọc bê tông, san lấp phần mặt nước thuộc khu vực được cấp phép bến thủy nội địa của Công ty On Oanh gây cản trở việc vận chuyển bằng đường thủy, cũng như việc triển khai giai đoạn 2 của dự án mà Nhà nước đã giải ngân hơn 20 tỷ đồng. Đáng nói hơn nữa là việc dự án này ngang nhiên khai thác bùn, đất, cát trái phép trên sông Cổ Chiên - mạch máu của Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án "treo" nhiều năm thay vì bị thu hồi, bất ngờ triển khai đóng cọc bê tông, san lấp phần mặt nước thuộc khu vực được cấp phép bến thủy nội địa của Công ty On Oanh.
Liên quan đến dự án này, ngày 30/9, UBND xã Mỹ An tiến hành hòa giải về việc ông Ngô Thành Khoảnh phản ánh việc ông Lịch thi công dự án khiến cá nuôi trong ao bị chết 4 đợt (từ ngày 9/8 đến 30/9) với số lượng là 52.910 con, thiệt hại gần 500 triệu đồng. Trong biên bản ông Khoảnh đề nghị ông Lịch bồi thường số tiền trên bởi do bơm cát làm nước đục cá chết.
Tại buổi làm việc này, ông Lịch cho rằng bơm cát có chừa ống bọng để ông Khoảnh lấy nước vô ao cá, chỉ thi công phần đất thuê, không có liên quan (?!). Việc thương lượng không thành nên UBND xã Mỹ An đã chuyển hồ sơ đến cơ quan có liên quan giải quyết.
Ngày 30/9, UBND xã Mỹ An tiến hành hòa giải về việc ông Ngô Thành Khoảnh phản ánh việc ông Lịch thi công dự án khiến cá nuôi trong ao bị chết 4 đợt (từ ngày 9/8 đến 30/9) với số lượng là 52.910 con, thiệt hại gần 500 triệu đồng.
“Lộng hành”, vì sao chưa bị xử lý?
Theo tìm hiểu và của phóng viên, tại biên bản làm việc ngày 28/5, ông Lịch cam kết nếu còn vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vụ việc này, được giao Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Mang Thít và UBND xã Mỹ An chịu trách nhiệm giám sát đối với việc thực hiện cam kết trên. Nhưng sau đó, việc bơm hút bùn, đất, cát vẫn tiếp tục diễn ra rầm rộ và tiếp tục bị người dân phản ánh.
Ngày 2/6, Thanh tra Sở TN&MT tiếp tục phối hợp với Phòng TN&MT Mang Thít, UBND xã Mỹ An và Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Vĩnh Long tiến hành khảo sát, đo đạc lại phần đất thi công bơm hút bùn, đất, cát của ông Lịch thuê. Kết quả đo đạc, phần bùn, đất, cát ông Lịch bơm san lấp đê bao hơn 5.200m3.
Ngày 4/11, ông Nguyễn Văn Diên, Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã ký báo cáo số 194/BC-UBND về việc ông Nguyễn Văn Lịch bơm hút vật liệu san lấp tại khu vực sông Cổ Chiên (thuộc ấp An Hương 1, xã Mỹ An).
Theo nội dung công văn, căn cứ công văn số 3507/STNMT ngày 13/10 của Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Long về việc sớm xử lý trường hợp của ông Nguyễn Văn Lịch. Theo UBND huyện Mang Thít, sau khi Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Long tiếp nhận đơn tố giác về việc hút cát sông của tập thể các hộ dân tại xã Mỹ An đối với dự án nêu trên thì đã giao cho Thanh tra Sở xem xét, giải quyết.
Trước đó, ngày 19/5, Thanh tra Sở TN&MT Vĩnh Long đã phối hợp với Phòng TN&MT huyện Mang Thít, Long Hồ và UBND xã Mỹ An tiến hành khảo sát khu vực phần đất ông Nguyễn Văn Lịch thuê. Kết quả kiểm tra có 1 xáng đang hoạt động bơm hút cát từ lòng sông Cổ Chiên lên phần đất này.
Kết quả kiểm tra, ông Lịch cũng thừa nhận có thực hiện việc bơm hút bùn, đất này để đắp đê bao ao cá, đã diễn ra khoảng 1 tháng, chỉ thực hiện vào ban ngày với khối lượng bơm khoảng 1.000m3. Hoạt động này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ông Lịch cũng đã cam kết ngưng hoạt động kể từ ngày 28/5. Tại biên bản làm việc, ông Lịch cam kết nếu còn vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vụ việc này, được giao Phòng TN&MT huyện Mang Thít và UBND xã Mỹ An chịu trách nhiệm giám sát đối với việc thực hiện cam kết trên.
Ngày 23/6, Sở TN&MT Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít, UBND xã Mỹ An tổ chức cuộc họp để trao đổi, thống nhất hướng xử lý đối với ông Lịch. Sau khi có ý kiến phản hồi của Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam, UBND huyện Mang Thít chưa xem xét, xử lý việc bơm hút bùn, đất, cát từ lòng sông Cổ Chiên lên đê bao của ông Lịch do tỉnh Vĩnh Long thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.
Mặc dù đã cam kết ngừng thi công từ 28/5 nhưng chủ dự án bị phản ánh tiếp tục việc bơm hút bùn, đất, cát.
Đến ngày 15/10, UBND huyện Mang Thít có tổ chức cuộc họp với đại diện Sở TN&MT, UBND xã Mỹ An để bàn bạc, xem xét vi phạm của ông Lịch. Tuy nhiên, cuộc họp nêu trên phải đình lại, với lý do có một số thành phần tham dự cuộc họp tiếp xúc với F1. Do đó, UBND huyện Mang Thít tiếp tục chỉ đạo Công an huyện, Phòng TN&MT phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thực hiện việc thu mẫu vật liệu san lấp nghi là khoáng sản để gửi đi giám định. Sau khi có kết quả, UBND huyện Mang Thít sẽ xem xét, xử lý theo 2 phương án.
Một là nếu trường hợp kết quả trưng cầu giám định mẫu không phải là cát sỏi lòng sông thì áp dụng mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng; áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền, tịch thu phương tiện vi phạm và thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.
Hai là nếu trường hợp kết quả giám định mẫu là cát thì xử phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng, tịch thu phương tiện…
Như Doanh nghiệp Việt Nam thông tin, tháng 6/2007, UBND huyện Mang Thít ban hành quyết định số 778/QĐ-UBND về việc cho ông Nguyễn Văn Lịch thuê 65.781m2 đất bãi bồi để nuôi trồng thủy sản tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An. Địa điểm tiếp giáp sông Cổ Chiên, cặp mé sông hướng ra ngoài khơi 145m. Thời hạn thuê đất là 20 năm (từ 2007 - 2027), với giá 75 đồng/m2/năm, với hình thức nộp tiền hàng năm. Sau khi được thuê đất, ông Lịch không triển khai dự án. Tháng 2/2015 (sau 8 năm được thuê đất), Sở TN&MT ban hành kết luận số 277/KL-STNMT kết luận kiểm tra phần đất do ông Lịch quản lý với kiến nghị UBND huyện Mang Thít thông báo cho Lịch biết và phải có văn bản xin gia hạn thời gian thực hiện dự án theo quy định tại điểm I, Khoản 1, Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013. Nếu quá 30 ngày kể từ ngày thông báo mà ông Lịch không thực hiện thì lập thủ tục thu hồi giao cho UBND xã Mỹ An quản lý. Nhưng sau đó ông Lịch không có đơn xin gia hạn triển khai dự án. Thay vì thu hồi dự án theo quy định thì bất ngờ vào năm 2019 lại được triển khai, khiến cho nhiều người dân địa phương, hộ nuôi cá và nhà máy sản xuất mất ăn mất ngủ. Bởi ao nuôi bỏ hoang, nhà máy được hỗ trợ hàng chục tỷ từ ngân sách không thể triển khai. Không những vậy, dự án còn làm thu hẹp dòng sông, ảnh hưởng đến dòng chảy, cản trở giao thông ở khu vực này. Đáng nói hơn là khai thác khoáng sản trái phép nên người dân làm đơn tố cáo. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo