Bàn về lá thư ngỏ của Trần Thành Trung
Để hiểu thật kỹ tôi mượn một bác lá thư ấy để xem, quả thật xem thư tôi càng hiểu thêm những điều đồn thổi về Nhà Văn Võ Bá Cường không ngoa chút nào. Đang mải chìm trong dòng suy tư tôi thoáng nghe mấy cụ trong tổ thơ của CLB Lê Qúy Đôn nói và cười ,“ thế ông nhà văn họ Võ ngày xưa là người tạp vụ ở Hội Văn Nghệ Thái Bình à”, “hết lá mơ, nhà xí bẩn” là công việc chính của ông ấy, thì ông Xuân Ba chả viết trong báo Tiền Phong đấy thôi”.
Trong thư ông Trần Thành Trung có bàn tới việc ra giấy phép cho sao chép tượng của Đại Tướng mà Sở VHTT & DL Thái Bình cấp cho ông Võ Bá Cường, sau đó thuê Nghệ Nhân Kông Chuẩn thực hiện. Việc ra giấy phép làm tượng và vườn tượng không thể đơn giản như trong thư ông Trần Thành Trung đề cập, đây là cả một vần đề mà trong công ước Berne đã quy định, "Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều được bảo hộ như tác phẩm gốc, miễn không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.
Trong vấn đề này, việc làm tượng của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, do Nghệ Nhân Kông Chuẩn thực hiện đã tuân thủ tất cả các vấn đề mà Bộ Văn Hóa đã quy định chưa? Việc cấp giấy phép của Sở VHTT&DL Thái Bình cho khu vườn tượng của nhà ông Võ Bá Cường đúng hay sai? Câu hỏi này có thể được giải thích như sau: về Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/NĐ*CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, nếu ai làm quản lý về văn hóa tất nhiên là phải biết mà không cẩn phải giải thích.
Nói như vậy là thấy rõ việc cấp giấy phép cho ông Võ Bá Cường của Sở VHTT&DL là hoàn toàn sai, không tuân thủ những quy định mà bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định
Thứ nhất : Ông Võ Bá Cường chưa được sự đồng ý của tác giả chụp bức hình Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Thứ hai :Ông Võ Bá Cường chưa đăng ký bản gốc của bức tượng mà định chép từ ảnh sang vào Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Thứ ba: Việc giám sát kiểm tra các công đoạn khi làm tượng không có, chính điều này đã dẫn tới pho tương đã không giống Đại Tướng, để rồi dẫn tới biết bao các lời đàm tiếu làm ảnh hưởng tới thanh danh của người đã khuất.
Thứ tư : Khi ông Võ Bá Cường mang pho tượng đá đã hoàn thành về vườn tượng để chuẩn bị cho buổi khánh thành,”long trọng” “rùm beng” Sở VHTT&DL đã kiểm tra xem đó là pho tượng gì? Có đúng với những điều ông Cường khai báo khi xin cấp giấy phép không? Hay khi sang xin giấy phép ông Võ Bá Cường, đã lợi dụng uy tín của các quan chức để đe nẹt, phải cho ông giấy phép là được mở một vườn tượng chung chung. Hay ông Nguyễn Hữu Hưng Trưởng phòng Quản lý Nghiệp vụ văn hóa do non kém về nghiệp vụ đã để ông Võ Bá Cường hút mất hồn vía sau những lời chém gió, mà ông đã học được sau những lần đi kinh lý các trại giam trên mọi miền đất nước, mà dẫn đến việc cấp giấy phép bừa bãi. Nếu thật như thế thì đây đúng là một hậu quả không lường được, mà chúng ta đã được xem trên các trang mạng cá nhân của Nhà văn Bùi Hoàng Tám, Trần Nhương……
Trở lại bức tượng của Đại tướng tại vườn tượng nhà ông Võ Bá Cường , chúng tôi thấy rằng : Bức tượng do Nghệ Nhân Kông Chuẩn sao chép từ một bức ảnh của Đại Tướng chụp sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Đây là một bức ảnh rất đẹp nụ cười rất đôn hậu, cách sử dụng ánh sáng của tác giả rất tài, đã toát nên một vẻ đẹp dung dị, một nhân cách lớn của Đại Tướng.
Nhưng với một kỹ thuật truyền thần từ ảnh vào đá còn vội vàng, nghiệp dư đã làm pho tượng không còn giống Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nữa, đã trở thành một chuỗi những lời đàm tiếu trên trang mạng của Nhà Văn Bùi Hoàng Tám, khi Nhà Văn đưa lên với một Tiêu đề “ Đố vui, đố là ai”. Tiếp nữa Nhà Báo Xuân Ba khi viết trên báo Tiền Phong số ra ngày 26 tháng 9 Năm 2014 đã viết các “văn bút Thái Lọ”…. như thế chỉ vì một việc làm cá nhân của ông Cường mà dẫn đến một hệ lụi cho cả một tập thể các Nhà văn quê Thái Bình. Trong trang mạng của Nhà Văn Lê Thiếu Nhơn cũng có bài “Trò đùa lố bịch, với pho tượng Danh Nhân” số ra ngày 27 tháng 10 năm 2014, đã thẳng thắn đặt vấn đề nên xóa bỏ tên tuổi của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong pho tượng đang được đặt trong góc vườn tượng nhà Ông Cường.
Còn riêng quan điểm của cá nhân, tôi nghĩ Sở VHTT&DL Thái Bình nên nghiêm túc kiểm điểm về việc cấp giấy phép cho ông Cường làm vườn tượng khi không tuân thủ đúng nguyên tắc, thiếu tôn trọng danh nhân. Ông Cường đã mượn danh một bức tượng không giống Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, để lấy mưu đồ trục lợi cho cá nhân. Có như thế mới mong có thể làm yên được dư luận.
Phần tiếp: bàn về câu trả lời phỏng vấn của ông Võ Bá Cường với nhà báo Dương Tử Thành“Nhà văn phải giám ngồi bệt xuống đất mà viết”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái