Bảo hộ nhãn hiệu cho Phật thủ xã Đắc Sở
Tuy nhiên, chính vì nổi tiếng nên nhiều nơi đã giả danh Phật thủ Đắc Sở, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Để bảo hộ sản phẩm, vừa qua UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7010/QĐ-UBND, cho phép sử dụng tên địa danh “Đắc Sở” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Phật thủ.
Theo đó, Hội Sản xuất và Kinh doanh Phật thủ xã Đắc Sở sẽ được sử dụng tên địa danh “Đắc Sở” kèm theo bản đồ khu vực địa lý để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Phật thủ Đắc Sở” cho sản phẩm Phật thủ của xã.
Quyết định của UBND Thành phố cũng yêu cầu Hội Sản xuất và Kinh doanh Phật thủ xã Đắc Sở xây dựng bộ công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể như: Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy định sử dụng tem nhãn. Tổ chức quản lý việc sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu tập thể theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy chế, quy định, quy trình do Hội ban hành.
Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.
Phật thủ có rất nhiều tác dụng trong y học và trong chăm sóc sắc đẹp. Quả Phật Thủ có chứa rất nhiều loại Vitamin, đường và chất khoáng.
Phật thủ có thể dùng được rất lâu, có thể được vài tháng trong điều kiện bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)