Báo Hong Kong: “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc”
Hành vi đối đầu với các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á hiện nay của Trung Quốc là sự hiếu chiến, ngạo mạn, sặc mùi chủ nghĩa sô vanh và vị chủng. Chẳng phải đó là biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, mà còn biến chủ nghĩa yêu nước thành một thứ xấu xa.
Nhà báo, nhà bình luận người Hong Kong (Trung Quốc) Philip Bowring viết như trên trong bài “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc trên biển Đông” đăng trên báo South China Morning Post của Hong Hong hôm 18/5.
Bài báo viết: Bắc Kinh không chỉ “nhe nanh” bành trướng với Việt Nam và Philippines, giờ họ cũng đã đẩy Indonesia từ vị trí như một điều phối viên giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á thành đối thủ.
Hai lần trong các tháng gần đây, Indonesia cáo buộc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên một phần bán đảo Natura của họ. Làm sao có thể gọi là một sự “trỗi dậy hòa bình” khi quấy rối cả những nước láng giềng với dân số hơn 400 triệu?
Tất cả tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đều gói trong đường 9 đoạn phi lý, mở rộng hơn 1.000 hải lý từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam tới gần Borneo, hòn đảo mà Malaysia, Indonesia và Bruinei chia sẻ, và bao trùm gần hết vùng biển giữa Việt Nam và Philippines. Tuyên bố của Trung Quốc chiếm hơn 90% biển Đông, cho dù Trung Quốc (tính cả Đài Loan) cũng chỉ có 20% bờ biển.
Những tuyên bố này đều bị Bắc Kinh viện dẫn lịch sử theo cách bỏ qua sự tồn tại của những dân tộc khác cũng như lịch sử đi biển và giao thương cách đây 2.000 năm của họ, trước khi có giao thương với Trung Quốc ở biển Đông và xa hơn nữa.
Trong vụ việc với Việt Nam hiện nay, Trung Quốc lấy cớ quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng gần với vị trí mà Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu hơn Việt Nam. Nhưng cả hai nước vẫn đang tranh chấp quần đảo này, sau khi Trung Quốc vô cớ xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Vì vậy, Trung Quốc không có lý gì đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ Hoàng Sa.
Đối với các bãi cạn ngoài khơi Philippines, tuyên bố của Trung Quốc dựa trên một mớ lịch sử và thực tế rằng, họ tuyên bố chủ quyền trước. Đây là lý lẽ quá yếu vì Trung Quốc không hiện diện trên các bãi cạn này liên tục, còn Philippines thừa hưởng hiệp ước giữa hai cường quốc thực dân phương Tây.
Điều quá rõ ràng là những bãi cạn này và một số thực thể khác nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và trong khu vực mà người dân nước này đã khai thác và đi biển từ lâu đời đến mức không có gì phải bàn cãi.
Tâm lý coi thường dân tộc khác
Thực tế là một số nhà nước ngày xưa thỉnh thoảng phải cống nạp cho Bắc Kinh. Cống nạp thực chất là một loại thuế mà các nhà nước thương mại phải trả để làm ăn với Trung Quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có chủ quyền với các vùng đất của những nhà nước này. Và nếu Trung Quốc hành xử như một đế quốc khu vực, chắc chắn khiến các nước nhỏ xung quanh lo ngại, chứ không phải cơ sở để Trung Quốc tuyên bố sở hữu hầu hết vùng biển Đông. Nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tuyên bố sở hữu cả Ai Cập, còn người Nga sở hữu cả Trung Á, bài báo viết.
Theo nhà báo Bowring, một Trung Quốc hồi sinh đang muốn thể hiện sức mạnh cơ bắp và khẳng định ai là ông chủ trong khu vực, giống như những điều họ làm với Việt Nam vào năm 1979, và cũng để nhắc nhở Mỹ về điểm yếu của chính họ. Nhưng một nguyên nhân nữa là tâm lý không coi những dân tộc ngoại Hán là bình đẳng. Trung Quốc có lịch sử rất dài tự coi mình là ưu việt hơn, đặc biệt đối với những nước xung quanh. Niềm tin vào thuyết ưu sinh cùng nhu cầu bảo vệ và thúc đẩy đặc điểm gene của người Hán cực kỳ mạnh. Tư tưởng này bị lên án dưới thời kỳ Mao Trạch Đông, nhưng nay đang trở lại ở Trung Quốc đại lục.
Hạ nghị sĩ Mỹ Jason Chaffets ngày 16/5 (giờ Mỹ) ra tuyên bố khẳng định, việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa gây quan ngại sâu sắc. “Khi đến thăm khu vực này gần đây, tôi biết được rằng, người dân Việt Nam khao khát điều cơ bản mà hầu như tất cả mọi người mong ước, đó là sống trong hòa bình và thịnh vượng, với sự tôn trọng các nước láng giềng. Tôi tin rằng, Mỹ cần cố gắng để xứng đáng với vai trò lãnh đạo lịch sử trong khu vực, nhằm bảo đảm những nguyện ước này cho cả nhân dân Mỹ và nhân dân châu Á - Thái Bình Dương”, ông Jason viết. |
Tiền Phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất
Cột tin quảng cáo