Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa
Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết , giảng viên Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí truyền thông đã có một nghiên cứu khá thú vị và đáng suy nghĩ về vấn đề này.
Chỉ nam giới mới là nhà khoa học
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích nội dung 10 cuốn sách giáo khoa tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 hiện hành. Theo bà Tuyết Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của cả nhân vật chính và phụ trong 487 bài học của 10 tập sách nói trên cho thấy: phụ nữ thường tham gia vào những ngành nghề đơn giản, ít đòi hỏi chuyên môn, mà nếu là trí thức thì lại luôn gắn với giáo viên. Nam giới thường xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực đòi hỏi yêu cầu trình độ chuyên môn cao cũng như thể lực, sức khỏe tốt.
Bình đẳng giới sẽ không được thực hiện nếu thế hệ sau vẫn được xã hội hóa theo khuôn mẫu mang định kiến về giới | |
Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, giảng viên Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí truyền thông |
Đến 8/8 bài đề cập đến nghề đòi hỏi trình độ, trí tuệ, sáng tạo như: nhà nghiên cứu, nhà khoa học đều là nam giới. Hoàn toàn không có nữ giới là nhà nghiên cứu hay nhà khoa học. Nam giới tham gia lĩnh vực này vẫn là tuyệt đối. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 16/19 bài đề cập đến các nghề đòi hỏi chuyên môn, trí tuệ, sức khỏe như: bộ đội, công an, thủy thủ, phi công… đều là nhân vật nam, hoàn toàn không có sự tham gia của nữ giới.
Phụ nữ vẫn gắn liền với may vá, nội trợ
Nữ giới trong nhóm nghề nghiệp trí thức duy nhất mà sách giáo khoa đề cập là giáo viên với 23/34 bài xuất hiện nữ giáo viên, 30/38 tranh minh họa giáo viên là nữ so với 4/38 tranh thể hiện nhân vật nam, 4 tranh còn lại thể hiện cả nhân vật nam và nữ. 7/7 tranh minh họa trong ngành nghề, công việc đòi hỏi sự khéo léo, đảm đang, cần cù (như may, dệt, khâu vá…) đều là nữ; nghề lao công, hình ảnh nữ cũng chiếm vị trí tuyệt đối!
Nghề nông, một nghề vốn được xem là vất vả, mệt nhọc và thu nhập thấp thì tỷ lệ phụ nữ cũng xuất hiện nhiều hơn nam giới với 12/22 bài.
Trong cái nhìn rộng hơn, nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Minh Tuyết cũng chỉ ra rằng, những hình ảnh minh họa và nội dung bài học trong sách giáo khoa tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học cũng cho thấy phạm vi hoạt động của nữ giới chủ yếu là hướng nội (trong nhà, bếp, sân nhà…); còn nam giới thì có mặt ở hầu khắp các hoạt động hướng ngoại.
Nữ hướng nội nam hướng ngoại |
Từ kết quả phân tích trên, bà Tuyết cho rằng điều này sẽ tạo ra và duy trì khuôn mẫu về phân công lao động theo giới giữa nam và nữ trong gia đình và xã hội theo hướng: nam giới được gán cho là thích hợp với chức năng chuyên môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất; còn phụ nữ thì chỉ thích hợp với chức năng biểu đạt (văn hóa, tình cảm) để tạo ra giá trị về tinh thần… “Và như vậy, bình đẳng giới sẽ không được thực hiện nếu thế hệ sau vẫn được xã hội hóa theo khuôn mẫu mang định kiến về giới”, bà Tuyết nhận định.
Bộ Giao dục và Đào tạo đang nghiên cứu để điều chỉnh Trao đổi với PV Thanh Niên về vấn đề này, đại diện Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Hiện Bộ đang giao cho Viện Khoa học giáo dục nghiên cứu về vấn đề này ở sách giáo khoa của tất cả các cấp học chứ không riêng bậc tiểu học. Khi có kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra giải pháp cụ thể, nếu thực sự cần thiết thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến cáo: giáo viên không nên coi sách giáo khoa là pháp lệnh; những giải thích, dẫn chứng từ thực tế cuộc sống của giáo viên giúp bài học sinh động, dễ hiểu là cần thiết hơn rất nhiều. |
Theo TN
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?