Khám phá

Bỏ Tào Ngụy theo Thục Hán, Ngụy Diên vẫn không được trọng dụng: Bí ẩn sau sự nghi ngờ của Gia Cát Lượng

DNVN - Dù từng lập nhiều chiến công và trung thành tuyệt đối, Ngụy Diên vẫn không được Gia Cát Lượng tin tưởng như Khương Duy hay Vương Bình. Lý do nằm ở đâu?

Sau khi Lã Bố chết, người này xứng đáng là chiến thần mạnh nhất Tam Quốc: Không phải Quan Vũ hay Nhan Lương! / Thần đồng thời Tam Quốc: Tào Tháo từng muốn gả con gái, Lưu Ba không dám thu nhận nhưng chết thảm trong tay Mạnh Đức

Trong lịch sử Thục Hán, bên cạnh nhóm Ngũ hổ tướng lừng danh, còn có nhiều danh tướng khác từng tạo nên những chiến công hiển hách, trong đó có Ngụy Diên, Khương Duy và Vương Bình. Điểm chung giữa ba người là đều là hàng tướng – rời bỏ Tào Ngụy để đi theo Lưu Bị. Tuy nhiên, điều gây nhiều tranh cãi là Khương Duy và Vương Bình đều được Gia Cát Lượng trọng dụng, trong khi Ngụy Diên lại không nhận được sự tin tưởng tương xứng.

Ngụy Diên đi theo Lưu Bị sau khi Quan Vũ chiếm được Trường Sa. Ông nổi tiếng với sức khỏe phi thường, tinh thần dũng mãnh và lòng quan tâm sâu sắc đến binh sĩ, vì vậy rất được cấp dưới kính trọng. Tuy nhiên, mối quan hệ của ông với các đồng liêu và đặc biệt là với Gia Cát Lượng lại không hề tốt đẹp. Dù tài năng của Ngụy Diên được thừa nhận, ông vẫn thường bị Gia Cát Lượng hạn chế tầm ảnh hưởng và không được giao phó trọng trách lớn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thực tế cho thấy Gia Cát Lượng có cái nhìn khách quan về tài năng của Ngụy Diên. Ông từng đề bạt vị tướng này lên vị trí quan trọng trong quân đội Thục Hán. Tuy nhiên, sự tin tưởng tuyệt đối mà Lưu Bị dành cho Ngụy Diên lại không được Gia Cát Lượng chia sẻ. Không ít lần Gia Cát Lượng bác bỏ các kế sách của Ngụy Diên, bất chấp sự sắc sảo trong tư duy quân sự của ông.

Nhiều người cho rằng việc Ngụy Diên từng giết chủ cũ Hàn Huyền để dâng thành Trường Sa cho Quan Vũ là nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng cho rằng ông là kẻ phản trắc. Tuy nhiên, những ghi chép cho thấy Ngụy Diên là người trung thành và dũng cảm, điều này không chỉ được Lưu Bị mà chính Gia Cát Lượng cũng thừa nhận.

Vấn đề nằm ở chỗ, Gia Cát Lượng là người cực kỳ thận trọng và luôn đề cao tính kỷ luật, trật tự trong quân đội. Ông thường chỉ tin dùng những người nghiêm túc tuân thủ mệnh lệnh, không bàn lùi như Khương Duy và Vương Bình. Ngược lại, Ngụy Diên dù tuân thủ mệnh lệnh nhưng trong lòng luôn bất mãn và nhiều lần tỏ rõ sự bất phục.

Một ví dụ điển hình là kế sách "Tý Ngọ Cốc" mà Ngụy Diên đề xuất. Đây là chiến lược được nhiều nhà sử học sau này đánh giá cao vì tính đột phá, nhưng lại quá mạo hiểm. Gia Cát Lượng, với tính cách cẩn trọng, cho rằng nếu kế sách này thất bại, hậu quả sẽ là sự diệt vong của cả nhà Thục. Với ông, một quyết định quân sự khi chưa nắm chắc phần thắng thì nhất định không thực hiện.

 

Chính vì sự khác biệt về tư duy chiến lược và phong cách hành xử, Gia Cát Lượng không bao giờ thực sự yên tâm khi giao trọng trách cho Ngụy Diên. Ông luôn xem Ngụy Diên là người hành động theo cảm tính và liều lĩnh. Bên cạnh đó, Gia Cát Lượng cũng có tầm nhìn xa về tương lai chính trị. Sau khi Lưu Bị qua đời, ông nhận ra nếu để Ngụy Diên tiếp tục gia tăng ảnh hưởng, e rằng sẽ không ai đủ khả năng kiềm chế vị tướng này. Do đó, Gia Cát Lượng dần loại Ngụy Diên khỏi các chiến dịch quân sự lớn, nhằm làm giảm dần vai trò của ông trong quân đội Thục Hán.

Sự không trọng dụng Ngụy Diên không đơn thuần vì thiếu tin tưởng vào lòng trung thành hay năng lực, mà là hệ quả của sự khác biệt sâu sắc trong quan điểm dùng người và phương pháp hành binh giữa hai cá tính lớn: Gia Cát Lượng – người thận trọng đến mức cầu toàn, và Ngụy Diên – vị tướng đầy gan dạ nhưng khó kiểm soát.

1
Bảo Ngọc (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm