Bất động sản

Bất động sản công nghiệp được tạo đà nhờ tăng trưởng FDI

Với tốc độ tăng trưởng ổn định, việc gia tăng các hiệp định thương mại… Việt Nam được kỳ vọng là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.

Nhà đầu tư F0 sẽ thổi bùng cơn sốt đất? / Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Sê San

(Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)

(Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)

Theo Cushman & Wakefield Việt Nam, trong giai đoạn 2022 - 2023, Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, định hướng xuất khẩu, gia tăng các Hiệp định thương mại tự do, lao động trẻ cùng các chính sách ưu đãi đầu tư.

Mặc dù dịch COVID-19 đã gây ra gián đoạn cho thị trường nhưng nền kinh tế và hoạt động công nghiệp tại Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan trọng năm 2021.

Điển hình là hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tổng giá trị đạt khoảng 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 nhờ các hiệp định thương mại tự do đã được thông qua trước đó; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2021 cũng đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2%.

Trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 6,11 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Nhật Bản với 2,79 tỷ USD, chiếm 18,3%.

 

Với nhiều dự án FDI nổi bật, dòng vốn đăng ký mới và tăng vốn đều đã thể hiện cam kết và niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng thị trường công nghiệp Việt Nam.

Đáng chú ý, theo các chuyên gia, dòng vốn FDI hiện không chỉ tập trung vào các khu kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam mà còn lan rộng ra các khu vực đầy tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giá thuê mặt bằng tại khu vực như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Long An, Bình Dương... tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm