Bất động sản

Bất động sản vẫn tạo sức bật vào cuối năm nhờ “kháng thể” số hóa

DNVN - Đây là đánh giá, dự báo do Batdongsan.com.vn đưa ra tại buổi công bố Báo cáo quý III/2021 với nhiều dữ liệu đáng chú ý về thị trường bất động sản (BĐS) thời gian bùng dịch COVID-19 và xu hướng thị trường những tháng cuối năm 2021.

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2021 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 / Shophouse Sun Harbor 1: Tiềm năng bền vững từ thành phố “trên bến dưới thuyền” sầm uất

Giá bất động sản vẫn tăng trong đại dịch

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định trong quý III/2021, BĐS chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh, khiến bức tranh chung khá ảm đạm. Tuy nhiên, thị trường vẫn có điểm sáng đến từ một số khu vực và loại hình BĐS, đặc biệt, giá BĐS vẫn tiếp tục xu hướng tăng. Sự chuyển động của thị trường được thể hiện rõ rét qua dữ liệu tin đăng (đại diện cho nguồn cung) và lượt quan tâm (đại diện cho nguồn cầu) ở từng loại hình BĐS cũng như từng khu vực trên cả nước.

Gần cuối tháng 9, thị trường BĐS cả nước đều bắt đầu phục hồi. Trong đó, thị trường BĐS Hà Nội tăng trưởng 175% về sự quan tâm, con số này lần lượt tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh là 144% và 130%.

Sự phục hồi thị trường BĐS tại các thành phố lớn là hết sức quan trọng để dự báo thị trường BĐS cuối năm. Thị trường tại đây như quả bóng nén mạnh trong ngắn hạn, khi bật trở lại sẽ rất nhanh chóng.

Tại các tỉnh, thị trường BĐS có mức độ phục hồi khá. Số lượng người quan tâm đến thị trường 3 khu vực Bắc, Trung, Nam lần lượt chiếm…. Cho dù sự phục hồi này chưa nhanh, tuy nhiên, khi các khu vực thị trường lõi (là các thành phố lớn tăng nhanh) thì thị trường BĐS các khu vực địa phương này sẽ cần thời gian để tăng theo.

“Trong Quý II, dịch COVID-19 tác động rất lớn tới toàn nền kinh tế, trong đó có thị trường BĐS. Nhiều gam màu chưa thực sự tích cực tuy nhiên đó chỉ là bước lùi ngắn hạn. Bởi vì, hiện các yếu tố nền tảng vẫn tạo vững vàng cho tương lai thị trường. Đó là chiến dịch tăng cường tiêm vaccine và hoàn thành tiêm vaccine mũi 2. Thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt, các doanh nghiệp FDI có cái nhìn dài hạn, họ không vì dịch bệnh nhất thời mà rút đầu tư”, ông Nguyễn Quốc Anh nhận định.

Thị trường bất động sản được dự báo vẫn khởi sắc vào cuối năm 2021.

Thị trường bất động sản được dự báo vẫn khởi sắc vào cuối năm 2021.

Thúc đẩy số hóa tạo “kháng thể” lâu dài

Theo Batdongsan.com.vn, trước tác động rất khốc liệt của dịch COVID-19, doanh nghiệp BĐS cũng như khách hàng đã nhanh chóng thay đổi cách vận hành, giao dịch online để thích ứng. Điều này không chỉ diễn ra tại Việt Nam, mà còn trên thị trường BĐS thế giới, gần nhất là tại Trung Quốc. Việc livestreams bán bất động sản diễn ra rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới đã mang lại lợi nhuận tốt cho các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch.

Tại Việt Nam, xu hướng bán hàng online, sử dụng công cụ online trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực BĐS không chỉ là xu hướng ngắn hạn. Kinh nghiệm các nước khác cho thấy, làm việc online là xu hướng chiến lược dài hạn của rất nhiều doanh nghiệp, trong đó, giai đoạn dịch bệnh bùng phát là giai đoạn các doanh nghiệp cũng như khách hàng làm quen thói quen xem xét các sản phẩm online. Đó là xem xét cẩn thận, có đầu tư cho tương lai, tạo cạnh tranh lâu dài trong bối cảnh có nhiều bất định.

Doanh nghiệp BĐS Việt đã có sự thích ứng tuyệt vời từ các hoạt động ra quân, hội thảo, đào tạo, ưu đãi mua, tọa đàm online tạo quy trình bán hàng mới giúp người tiêu dùng có kênh tương tác tốt.

“Chúng tôi khảo sát các doanh nghiệp môi giới BĐS có giao dịch từ tháng 7 đến tháng 9 vừa qua cho thấy, công thức thành công của các doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng và chốt giao dịch. 89% duy trì đăng tin BĐS online, dù lượng quan tâm giảm. 54% môi giới gọi video call trực tiếp cho khách hàng, chủ động giải đáp cho khách hàng, 68% môi giới áp dụng đặt cọc online để chốt giao dịch. Rất nhiều đơn vị thực hiện mô hình này thành công. Các doanh nghiệp mở bán online chốt cọc trực tiếp tại sự kiện, ở bất cứ tình huống nào, họ đều có giải pháp thay đổi thích nghi”, ông Nguyễn Quốc Anh nói.

 

Ông Trương Anh Tú, Giám đốc phát triển kinh doanh Phúc Khang Corporation chia sẻ: Dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn ra quá khốc liệt, nhưng cũng tạo ra “kháng thể” rất tốt và lâu dài cho các doanh nghiệp BĐS chủ đầu tư và các đơn vị phân phối nếu biết thích ứng. “Kháng thể” tạo ra sự thay đổi tích cực với tầm nhìn nhạy bén trong chiến lược kinh doanh, đội ngũ nhân viên gắn kết, được đào tạo bài bản đã đồng hành cùng doanh nghiệp với sự làm mới, thay đổi mình. Doanh nghiệp tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp với trạng thái xã hội, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội.

“Nếu không có chiến lược sản phẩm phù hợp thì không có kháng thể tốt. COVID-19 thúc đẩy số hóa doanh nghiệp một cách quyết liệt và chắc chắn hơn, trước đó, họ còn chần chừ. Đây là thời điểm tạo điều kiện rất tốt cho việc ra quyết định về lãnh đạo, quản lý. Tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp thúc đẩy số hóa BĐS để tạo cơ hội kháng thể. Chúng tôi đã làm tốt điều này”, ông Trương Anh Tú nói.

Đồng tình với nhận định trên, chuyên gia Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh thêm: Vấn đề quan trọng nhất vẫn là con người. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi vì dịch. Họ cạnh tranh vấn đề pháp lý, chất lượng khi số hóa, điều mà trước đó, nếu họ tham gia thị trường lẻ thì dễ, nhưng trong thời điểm hiện nay, và cả sau này, họ buộc phải tham gia số hóa bài bản, với sự đầu tư và tầm nhìn dài hạn hơn. Công nghệ chính là phương tiện vô cùng quan trọng, không đơn giản chỉ doanh nghiệp BĐS mà tất cả các lĩnh vực. Bản thân Chính phủ cũng đã thay đổi từ giải pháp vĩ mô.

“Mình lùi lại một bước để tiến nhiều bước sau khi COVID-19 qua đi. Doanh nghiệp nào không tạo được “kháng thể” thì bị thanh lọc, phải chấp nhận cuộc chơi. Số hóa giúp doanh nghiệp uy tín ngày càng phát triển hơn, cái đó tốt hơn cho thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nói trong nguy tạo cơ là từ đó”, ông Hải nói.

Bất động sản kỳ vọng vào cuối năm

 

Đánh giá về xu hướng thị trường quý IV, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, tại các thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore thông qua số liệu người nhiễm và được tiêm cho thấy, nguồn cung BĐS vẫn tăng trưởng tốt. Thái Lan nguồn cung tăng 26%, Malaysia tăng 12% và Singapore tăng khoảng 20%. Các thị trường khác trong khu vực mặc dù số lượng mắc COVID-19 cao nhưng ảnh hưởng không quá nhiều khi lượng cung tiếp tục tăng cao, và đây là cơ sở tạo niềm tin cho thị trường BĐS Việt Nam trong quý IV.

Niềm tin của người Việt tìm kiếm, khảo sát mua giao dịch BĐS vẫn cao. Khách hàng vẫn mong muốn được tìm mua, thuê nhà mới để làm việc tại nhà (điều này diễn ra khá phổ biến tại các nước).

“Thị trường BĐS tại Hà Nội hiện đang có sự phục hồi rất nhanh, với giả định của chúng tôi về số ca nhiễm thấp, tiêm mũi 2 hoàn tất, đầu tư công mạnh, Hà Nội có thể ngay trong tháng 10 thị trường BĐS quay trở lại mức độ quan tâm ngay. Đà Nẵng nếu đảm bảo như Hà Nội, quan tâm thị trường BĐS sẽ tăng dần và tháng 12 sẽ quay trở lại, cùng với đó là BĐS du lịch cần thời gian phục hồi nhiều hơn. TP Hồ Chí Minh là thị trường có sức bật trở lại vô cùng lớn, kỳ vọng giãn cách bị giảm bớt, kiểm soát được dịch, tiêm mũi 2 triệt để, đầu tư công đẩy mạnh thì mức độ phục hồi sẽ tăng tiến, kỳ vọng từ tháng 11. Tháng 12 thị trường BĐS khu vực các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Vũng Tàu, Đồng Nai… sẽ phục hồi”, đại diện Batdongsan.com.vn dự báo.

Dự báo về mặt phân khúc BĐS, ông Trương Anh Tú rằng, loại hình BĐS về căn hộ, BĐS công nghiệp vẫn là loại hình ít chịu ảnh hưởng từ COVID-19 nhất.

“Phân khúc nhà ở bình dân thu nhập thấp chấm dứt trên thị trường rồi vì thủ tục pháp lý, làm không có hiệu quả. Nhưng phân khúc nhà ở trung bình và trung bình khá không ảnh hưởng bởi COVID-19. Chúng tôi đã có chiến lược sản phẩm thích hợp, đảm bảo nguồn cung. BĐS công nghiệp sẽ có “kháng thể tốt”, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự kết nối logic tích, ưu đãi đầu tư, làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc vào Việt Nam”, ông Tú nói.

 

Hà Anh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm