Bất động sản

Hai yếu tố tạo bứt phá cho bất động sản công nghiệp

Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định, miễn tiền thuê đất và chi phí lao động thấp là các yếu tố thúc đẩy bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút các doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển sản xuất.

HoREA đề xuất 'cởi trói' cho nhà ở thương mại / 'Liều thuốc' mới quản lý chung cư của Hà Nội

Thuế và chi phí lao động rẻ là hai yếu tố thúc đẩy BĐS công nghiệp Việt Nam thu hút các nhà máy nước ngoài vào (Ảnh: Int)

Thuế và chi phí lao động rẻ là hai yếu tố thúc đẩy BĐS công nghiệp Việt Nam thu hút các nhà máy nước ngoài vào (Ảnh: Int)

Mới đây, dữ liệu từ Báo cáo Thị trường Bất động sản Việt Nam 2020 cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh sự dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam trở thành một điểm đến thay thế cho các cơ sở sản xuất này.

Nhận định về xu hướng dịch chuyển dòng tiền đầu tư trong quý IV/2020, Savills Hà Nội cho biết, với thuận lợi không chỉ đến từ các hiệp định thương mại với với cam kết thuế quan mà còn chi phí lao động, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển đứng thứ 2 trong khu vực chỉ sau Indonesia, Việt Nam đang hưởng lợi để phát triển bất động sản công nghiệp về lâu dài.Cụ thể, sức hút của bất động sản công nghiệp Việt Nam trong làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc đang nằm ở 2 yếu tố đáng chú ý.

Thứ nhất, Việt Nam là một trong những nước có chính sách thuế cạnh tranh nhất châu Á. Các công ty có thể hưởng lợi từ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định; và miễn tiền thuê đất. Các ưu đãi đáng chú ý bao gồm miễn 20% thuế TNDN trong hai năm đầu tiên và giảm 50% trong bốn năm tiếp theo.

Hơn nữa, các ưu đãi thuế TNDN áp dụng cho các ngành công nghiệp được Chính phủ ưu tiên, như Công nghiệp 4.0 hoặc các ngành hỗ trợ sản xuất công nghệ cao; những dự án tại các đặc khu kinh tế (SEZ) hoặc tại các vùng kinh tế - xã hội còn khó khăn; các dự án quy mô lớn đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của Chính phủ về tổng vốn đầu tư, doanh thu và số lượng lao động. Các dự án đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên có thể được hưởng thuế TNDN ở mức 10% trong 15 năm, miễn thuế TNDN 4 năm và giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo.

 

Thứ hai, các công ty đa quốc gia sản xuất các sản phẩm có giá trị cao như đồ điện tử, với áp lực trong việc cắt giảm chi phí, sẽ có xu hướng dịch sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các chuỗi cung ứng địa phương.

Lạm phát tiền lương có xu hướng tăng sau khi khủng hoảng toàn cầu giảm bớt. Chi phí lao động ở Trung Quốc đã cao gấp ba lần so với Việt Nam, việc này sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất đa quốc gia xem xét chuyển đến các quốc gia Đông Nam Á, nơi có chi phí lao động thấp hơn.

Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, một số nhà sản xuất đa quốc gia đã thông báo kế hoạch mở rộng, di chuyển sản xuất đến Việt Nam, điển hình như các nhà cung cấp linh kiện và lắp ráp cho Apple là Pegatron và Foxconn từ Đài Loan, Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản và Lenovo từ Hồng Kông.

15 doanh nghiệp này bao gồm 9 doanh nghiệp vừa và nhỏ và 6 doanh nghiệp lớn, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế, chất bán dẫn, điện thoại di động và linh kiện; và máy điều hòa không khí.

Tại Việt Nam, dù mức lương nhân công ngành sản xuất tăng từ 237 USD/tháng trong năm 2018 lên 252 USD/tháng thì đây vẫn là một con số tương đối thấp so với các nước trong khu vực, trong khi đó Trung Quốc là 968 USD/tháng, Malaysia là 766 USD/tháng.

 

Để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động của các dự án có giá trị cao hơn, điều cần thiết là phải tiếp tục đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực CNTT, toán học và khoa học. Tuy nhiên, vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam ghi nhận với việc cam kết lập một kế hoạch phát triển kỹ năng quốc gia như một phần của Khuyến nghị Chiến lược FDI từ 2020 đến 2030.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm