Nghị định 91/2020/NĐ-CP: 'Thuốc đặc trị' cho cuộc gọi 'rác' chào mua nhà, đất
Bất động sản sẽ đón chu kỳ tăng trưởng mới sau Covid - 19? / Bất động sản kinh doanh trên phố cổ bao giờ hết ‘bết bát’?
Thời gian qua, những cuộc gọi điện thoại với nội dung chào bán các dự án bất động sản từ chung cư cho đến biệt thự, đất nền… đã khiến không ít người than phiền bởi bị cuộc gọi quảng cáo “bủa vây” liên tục, bất kể giờ giấc, gây ra cảm giác khó chịu, bực mình.
Việc quảng cáo rao bán nhà qua điện thoại sắp tới đây nếu không có sự đồng thuận của chủ thuê bao điện thoại thì người quảng cáo sẽ bị xử phạt. |
Đang điều hành một cuộc họp quan trọng của cơ quan, anh Nguyễn Tiến Tuấn (lãnh đạo một doanh nghiệp cơ khí) liên tục nhận điện thoại, tin nhắn từ các số lạ mời chào mua nhà, mua đất. Thông thường số lạ anh không nghe điện thoại, nhưng đây là thời điểm khó khăn của doanh nghiệp, anh cần giao dịch nhiều với đối tác, khách hàng, nên anh chấp nhận bật máy nghe. Tuy nhiên, những cuộc gọi quảng cáo này vô cùng phiền phức và làm mất thời gian của anh.
Chế tài mạnh tay?
Không chỉ anh Tuấn, rất nhiều người trong số chúng ta đều đã ít nhiều nhận được những cuộc gọi “rác” này. Lịch sự thì người nghe trả lời không có nhu cầu, đang lúc bận thì có thể tắt luôn điện thoại. Khó chịu nhất là có những người đang đi xe máy, nghe được cuộc điện thoại mời chào quảng cáo rao bán đất nền, chung cư.
Có trường hợp, chị Phạm Thị Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) đang ngồi họp, điện thoại gọi đến giờ này chị thường hay lo lắng con cái ở trường có việc gì, khi nghe đầu dây bên kia hỏi: “chị có phải chị Hằng không”? Lúc này chân tay chị rụng rời lo lắng cho con ở trường có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, sau câu hỏi này, đầu dây bên kia chào mời quảng cáo mua nhà khiến chị vô cùng bức xúc.
Tuy nhiên, mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2020, sẽ xử lý mạnh tay đối với tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác như trên.
Cụ thể, gọi điện thoại, gửi tin nhắn quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng… sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ, gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng… sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định, gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng.
Gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng.
Theo quy định, mức phạt nêu trên áp dụng với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng ½ mức phạt của tổ chức.
Ít tác động đến hoạt động bán nhà
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, với sự ra đời của Nghị định 91/2020/NĐ-CP sẽ góp phần chặn được những tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác nói chung và các thông tin quảng cáo về bất động sản một cách vô bổ nói riêng nhằm góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng cho mỗi người dân.
Đánh giá của việc Nghị định 91 tác động đến hoạt động giao dịch bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, Nghị định này có tác động ít nhiều đến kênh bán hàng bất động sản qua điện thoại, vì những nhân viên môi giới vẫn dùng điện thoại để gửi thông tin cho khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, sử dụng điện thoại là kênh bán hàng ít tốn kém nhất.
Theo một số chuyên gia, việc Chính phủ ban hành Nghị định 91 ít ảnh hưởng đến giao dịch bất động sản. |
Việc sử dụng điện thoại nên chỉ là tư vấn, trao đổi, không phải truyền tải thông tin quảng cáo, nếu chỉ vậy sẽ gây tác dụng ngược, khiến khách hàng bị làm phiền và sẽ gây tác dụng ngược. Thực tế hiện nay, bán hàng qua điện thoại là kênh ít hiệu quả nhất trong các kênh bán hàng.
Về phía doanh nghiệp, theo đại diện lãnh đạo Tập đoàn Vạn Khang Phát, gọi điện thoại quảng cáo là một trong những kênh bán hàng truyền thống và cũng khá hiệu quả nên được nhiều ngành nghề áp dụng. Có những khách hàng không có nhu cầu thì cảm thấy phiền, khó chịu nhưng với những khách hàng có nhu cầu thì lại thấy rất tiện lợi.
“Tuy nhiên, khi áp dụng quy định mới này thì việc bán bất động sản qua gọi điện, gửi tin nhắn sẽ phải thay đổi, doanh nghiệp sẽ phải đẩy mạnh các kênh quảng cáo trực tuyến khác và đẩy mạnh các kênh thương mại điện tử… nhưng có lẽ sẽ tốn chi phí hơn”, vị lãnh đạo này nói.
Anh Nguyễn Văn Trung, một môi giới của kênh thông tin Batdongsan.com.vn cho hay, với những người làm mối giới chuyên nghiệp lâu năm không áp dụng hình thức tiếp thị sản phẩm bất động sản tới khách hàng qua điện thoại mà thường dùng các kênh mạng xã hội và kênh tiếp cận khác. Do đó, chị không cảm thấy lo lắng hay thấy bị ảnh hưởng gì khi quy định nêu trên áp dụng. Với những khách hàng lớn tuổi ít tìm kiếm trên mạng thì anh Trung thường tiếp cận bằng cách gặp trực tiếp thấy hiệu quả hơn.
“Việc tiếp thị bằng điện thoại thật sự thấy phiền phức vì ngay chính những sale của một số sàn giao dịch còn gọi mời chào tôi mua bất động sản. Tuy nhiên, nếu bán hàng qua các ứng dụng trên mạng Internet thì môi giới cũng cần phải đầu tư tiền bạc và công sức vào đó mới có kết quả được”, anh Trung nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo