Đời sống

Bầu Thụy chi 1.000 tỷ thâu tóm khách sạn Kim Liên

(DNVN) -Trong phiên đấu giá cổ phần của khách sạn Kim Liên ngày 22/12, bầu Thụy đã chi hơn 1.000 tỷ để thâu tóm khách sạn nay.

Theo tin tức trên báo An Ninh Tiền Tệ, ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) chính là đại gia mạnh tay chi hơn 1.000 tỷ đồng để giành phần thắng chung cuộc trong cuộc đấu giá mua lại cổ phần khách sạn Kim Liên. Mức giá này gấp khoảng 9 lần mức giá khởi điểm mà SCIC đưa ra.

Theo bản đăng ký đấu giá, Thaigroup có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Thaigroup – tiền thân là Công ty cổ phần Xuân Thành Group – doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông Nguyễn Đức Thụy – Chủ tịch HĐQT công ty.

Trước đó, tin tức từ Thời báo Tài Chính cho hay, ngày 22/12/2015, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã bán đấu giá toàn bộ 3.647.433 cổ phần (tương đương 52,4% số lượng cổ phần đang lưu hành) của CtyCP Du lịch Kim Liên ra công chúng tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), với mức giá khởi điểm 30.600 đồng/cổ phần theo hình thức bán cổ phần trọn lô.

Ngay khi SCIC thông báo bán đấu giá cổ phần CtyCP Du lịch Kim Liên qua Sở GDCK Hà Nội, đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm muốn mua trọn lô cổ phiếu chào bán. Tại phiên đấu giá, đã có 36 nhà đầu tư đăng ký tham gia với tổng khối lượng đăng ký mua lên tới hơn 131,3 triệu cổ phần, cao gấp 40 lần so với tổng khối lượng chào bán. Giá đặt mua cao nhất là 274.200 đồng/cổ phần, cao gấp 9 lần so với mức giá khởi điểm.

Bầu Thụy chi 1.000 tỷ thâu tóm khách sạn Kim Liên?
Bầu Thụy chi 1.000 tỷ thâu tóm khách sạn Kim Liên?

Sở dĩ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến phiên đấu giá này là do CTCP Du lịch Kim Liên đang sở hữu Khách sạn Kim Liên, tọa lạc trên “khu đất vàng” rộng 3,5 ha tại số 5-7 Đào Duy Anh, Hà Nội (đất thuê 50 năm).

Như vậy, sau phiên đấu giá, SCIC đã thoái hết phần vốn nắm giữ tại CTCP Du lịch Kim Liên. Đơn vị trúng giá (được biết là Thaigroup) trở thành cổ đông lớn nhất của của CTCP Du lịch Kim Liên, với tỷ lệ sở hữu 52,4%. Các cổ đông lớn khác gồm có: GP Invest (sở hữu 6,6%); Ngân hàng GPBank (sở hữu 21,6%) và Công ty Tài chính bưu điện PT Finance (6,7%).

Được biết, tập đoàn Thaigroup - tiền thân là CTCP Xuân Thành Group – với số vốn điều lệ lên đến 2.500 tỷ đồng.

Từ tháng 5/2015, Công ty Cổ phần Xuân Thành Group đã đổi tên thành Tập đoàn Thaigroup.

Đây là một trong hai doanh nghiệp xi măng lớn có thương hiệu lớn của tỉnh Ninh Bình, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, khai thác mỏ, kinh doanh BĐS, dịch vụ nghỉ dưỡng.

 

Hiện nay tập đoàn này đang đầu tư xây dựng vào nhà máy xi măng Thạnh Mỹ tại Quảng Nam, quy hoạch khu tái định cư hạ tầng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương (Vũng Áng, Hà Tĩnh), đầu tư cảng số 4 ở Vũng Áng, đầu tư hạ tầng dự án thành phố sinh thái Nam Hội An từ bờ sông Thu Bồn đến khu kinh tế mở Chu Lai quy mô tới 4.000ha theo chiến lược dài hạn 10-15 năm, và đầu tư một khu resort 200ha tại Ba Vì (Hà Nội).

Bầu” Thụy là ai?

Bầu Thụy (tên thật là Nguyễn Đức Thuy), sinh năm 1976. Ở tuối 37, anh hiện là chủ tịch tập đoàn Xuân Thành, cũng là doanh nhân trẻ nằm trong nhóm 100 doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009".

Tập đoàn Thaigroup - tiền thân là CTCP Xuân Thành Group. Trước đó, tập đoàn Xuân Thành được hình thành từ Công ty cổ phần đầu tư & phát triển Xuân Thành. Tiền thân là Hợp tác xã xây dựng Bình Minh thành lập năm 1976 tại xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Hà Nam Ninh do Ông Nguyễn Xuân Thành làm chủ nhiệm.

Hiện nay tập đoàn có địa chỉ trụ sở chính tại số nhà 8, Đường 1, Phố 9, Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Vốn điều lệ ban đầu: 2.500 tỷ đồng (trong đó Nguyễn Đức Thuỵ chiếm 2.087,5 tỷ đồng).

 

Đến năm 2007 Xuân Thành Group do Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch bao gồm 11 công ty thành viên, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như cảng nước sâu, bóng đá, chứng khoán, xây dựng, taxi, bất động sản, bảo hiểm, xi măng, khoáng sản, thủy điện, vận tải...

Trên lĩnh vực xi măng, mới đây tập đoàn Xuân Thành của bầu Thụy cho biết, thị trường trong nước đang khá ổn định vì vậy trong thời gian, xi măng Xuân Thành sẽ hướng chủ yếu cho xuất khẩu. Hiện, công ty đã xuất hàng sang Bangladest, Ấn Độ, Indonesia và đang tìm hiểu thị trường một vài nước châu Phi.

Ở lĩnh vực bảo hiểm, tập đoàn của bầu Thụy gây ấn tượng với việc nhanh chóng thanh toán tiền bảo hiểm cho vụ cháy lớn 11.000m2 nhà xưởng, phá hủy máy móc, phương tiện của Công ty may XK Hà Phong tại Đoan Bái, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Vụ cháy đã thiêu rụi hai phân xưởng; 1.200 xe máy; 2.500 máy móc, thiết bị may các loại; 100 máy vi tính, máy in; 1,2 triệu sản phẩm hoàn thiện; 800.000 mét vải... ước tính thiệt hại tới cả trăm tỷ đồng.

Với chứng khoán, bầu Thụy từng đổ đống tiền ra để sở hữu hẳn một CTCK, để rồi vào ngay tốp 50 người giàu nhất trên TTCK. Tuy nhiên, sau đó bầu Thụy đã bán công ty này.

Hai trong số siêu xe của bầu Thụy
Hai trong số siêu xe của bầu Thụy

Không những vậy, bầu Thụy còn nổi tiếng “chịu chơi”, ông sở hữu nhiều xe sang đắt tiền như chiếc phantom đầu tiên tại Ninh Bình, 3 Rolls Royce Ghost và 1 Maybach 62s và các loại Mercedes S-Class, BMW 7-Series, Range Rover, Lexus Ls600hl, Lx570, X5 4.8,...

 

Cuối tháng 3/2012 Tập đoàn Xuân Thành tiếp tục mang về bộ đôi xe siêu sang Maybach 62S thứ 2 và chiếc Rolls-Royce Phantom Rồng, trị giá khoảng 1,4 triệu USD/xe tương đương gần 60 tỷ đồng. Tổng giá trị của 6 chiếc xe siêu sang này là hơn 100 tỷ đồng. Đến thời điểm đầu năm 2012, bầu Thụy chính thức sở hữu tới 7 chiếc xe Rolls-Royce và đưa Ninh Bình trở thành một trong những tỉnh, thành có nhiều xe siêu sang nhất Việt Nam.

Những người quen biết với ông bầu cho biết, chiếc Lexus 350.000 USD ông bầu chỉ để đi chợ, chiếc Maybach 62s (gần 500.000 USD) hay Range Rover biển 3 số 8 nằm nhà đắp chiếu.

Bầu Thụy cũng là chỉ nhân của căn biệt thự đắt tiền với những món đồ chơi tiền tỉ ở Ninh Bình.

Nên đọc
An Nhi (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo