Tin tức - Sự kiện

Bé 3 tuổi 'lén' lấy thuốc ngừa thai của mẹ ăn vì tưởng kẹo

(DNVN) - Tưởng thuốc ngừa thai của mẹ là kẹo, bé trai 3 tuổi (ngụ tại Tân Bình, TP.HCM) đã lén mẹ ăn và phải nhập viện để rửa dạ dày.

Theo tin tức trên báo Công An TP. HCM, ngày 26/1, BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1 (TP. HCM), cho biết vừa tiếp nhận và rửa dạ dày cho bệnh nhi là bé trai ba tuổi (quận Tân Bình, TP.HCM) vì lén “ăn” một viên thuốc thuốc tránh thai của mẹ để trong ví vì tưởng đó là kẹo. 

Theo lời của người nhà, mẹ của bé để thuốc ngừa thai trong ví. Bé trai đã lấy ví của mẹ chơi và tưởng thuốc trong ví là kẹo nên đã "ăn" mất 1 viên. Người nhà lập tức đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM để các bác sĩ xử trí. Bé được các bác sĩ rửa dạ dày.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1 TP.HCM. Ảnh: báo Công An TP. HCM. 

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, việc bé tưởng thuốc là kẹo và lấy "ăn" không phải là chuyện hiếm.

Bác sĩ Minh Tiến khuyến cáo, nếu phụ huynh phát hiện trẻ đã uống thuốc kịp thời thì nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt để trẻ nôn một phần số thuốc đã uống vào ra ngoài để làm sạch dạ dày, giảm bớt sự hấp thu của thuốc vào cơ thể. Sau đó đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà trẻ uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Thuốc tránh thai. Ảnh minh họa.

Việc uống nhầm thuốc ngừa thai có thể gây một số tác dụng phụ cho bé như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,... thậm chí thay đổi huyết áp. Trên thế giới cũng đã có nhiều báo cáo trẻ con nghe thuốc là kẹo (nhiều phụ huynh gọi như thế nghĩ là trẻ sẽ dễ uống thuốc hơn) lén đánh cắp thuốc dùng và bị ngộ độc.

Theo lời khuyên của chuyên gia, việc uống nhầm hóa chất có thể gây ra những hậu quả khó lường trước đối với trẻ, chủ động phòng tránh là cách tốt nhất để bố mẹ bảo vệ con mình, theo báo Pháp Luật TP. HCM. 

Bác sĩ Tiến khuyến cáo, tuyệt đối các bậc cha mẹ phải lưu ý để những dị vật có nguy cơ tránh xa tầm tay trẻ em. Trong trường hợp nghi ngờ trẻ mắc hóc dị vật (có biểu hiện tím tái, khó thở…), tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ em vì như thế sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn. Sau đó đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc BV gần nhất để tiếp tục được cấp cứu.

 

Nên đọc
Thu Phương (T/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo