Bị cáo mua bán trẻ em chùa Bồ Đề bật khóc tại tòa
Hai bị cáo bị đưa ra xét xử về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gồm Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (người quản lý nhà mở tại chùa Bồ Đề). Báo Tuổi trẻ thông tin.
Sáng 9/9, TAND quận Long Biên, Hà Nội mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề hồi tháng 7/2014. Trước đó, ngày 28/8, phiên tòa đã phải hoãn xử một lần vì đại diện hợp pháp của bị hại và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Tại phiên tòa hôm nay, anh Vũ Xuân Tr.– bố cháu Phạm Gia Bảo (tức Cù Nguyên Công, bị hại trong vụ án) tiếp tục vắng mặt. Cháu Phạm Gia Bảo đã mất, độ tuổi từ 7-8 tháng. Chị Trần Thị Thu H. mẹ cháu bé có mặt với tư cách là đại diện hợp pháp của bé. Tòa xét thấy việc vắng mặt anh Tr. không ảnh hưởng đến nội dung vụ án nên vẫn tiếp tục xét xử. Báo Pháp luật TP.HCM thông tin.
Theo hồ sơ, tháng 7/2014, cơ quan CSĐT, Công an Hà Nội nhận được đơn tố giác của ông Nguyễn Thành Long (40 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội) về việc có người đã lợi dụng từ chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) đem bán cháu Cù Nguyên Công.
Cháu Công là con ngoài ý muốn của chị Trần Thị Thu H. (quê Phú Thọ) và anh Vũ Xuân Tr. (quê Tuyên Quang), được bố mẹ gửi nhờ chùa Bồ Đề nuôi và được ông Long nhận làm cha đỡ đầu.
Trong quá trình thường xuyên tới chùa Bồ Đề, Nguyệt đã quen biết Trang (người quản lý nhà mở) và nhờ Trang tìm cho một cháu trai khoẻ mạnh làm con nuôi, hứa sẽ bồi dưỡng một khoản tiền và được Trang đồng ý.
Đến tháng 12-2013, Trang nhờ chị dâu của mình tới đặt vấn đề với chị H. để xin con về nuôi và được chị H. đồng ý. Sau đó, chị H. đã đến chùa Bồ Đề viết đơn xin lại con để giao cho Nguyệt.
Tháng 1-2014, sau khi làm thủ tục xin lại cháu bé từ chùa Bồ Đề, Nguyệt đến nhận cháu và đưa 35 triệu đồng cho Trang. Trong đó, Trang gửi 10 triệu đồng vào tài khoản của chị H., giữ lại 25 triệu đồng chi tiêu cá nhân.
Quá trình nuôi dưỡng, cháu Công bị bệnh sởi nên Nguyệt đã đưa cháu đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Do bệnh quá nặng cháu Công đã qua đời vào ngày 24/6/2014. Ngoài ra, khi kiểm tra nơi ở của Nguyệt, cơ quan điều tra cũng phát hiện đối tượng này đang nuôi 2 cháu bé khác là Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân.
Theo thông tin trên báo Tri thức trẻ, vào lúc 9h30 sáng 9/9, TAND Long Biên thẩm vấn bị cáo Trang: “Việc nuôi cháu, chăm sóc cháu rồi lại mang cho Nguyệt, bị cáo nghĩ gì về hành vi của mình? Bị cáo không sinh ra cháu Công, sao mang bé đi bán, rồi còn nhận tiền?”- Tòa hỏi.
- “Lúc đó bị cáo không nghĩ gì, hơn 100 ngày bị giam trong trại, bị cáo rất hối hận về hành vi của mình” - Trang đáp.
10h30, tiếp tục xét hỏi, Nguyệt cho biết, trước khi nhận cháu Công, bị cáo nhận nuôi những ai? Nguyệt khai đang nhận nuôi hai cháu là Nguyễn Đức Anh và cháu Phạm Gia Hân nhưng cả hai đều bị bệnh.
Khi tòa hỏi nuôi 1 lúc 3 cháu nhỏ, vừa đi làm vừa chăm 3 cháu nhỏ thì làm sao? Thu nhập 1 tháng được bao nhiêu?
“Bị cáo thu nhập 15 – 20 triệu đồng/ tháng từ nghề may mặc, buôn bán quần áo, bị cáo vừa chăm các cháu vừa làm, 7 người trong đó có 3 cháu nhỏ được nhận nuôi ở trong ngôi nhà 20 m2”, Nguyệt khai.
Tòa hỏi tiếp: Tại sao thay tên, đổi họ, năm sinh? thì bị cáo Nguyệt bật khóc, sau đó thừa nhận khai “khống”, tên khai sinh là Phạm Thị Tân Nguyệt (sinh năm 1970), tuy nhiên đã khai tên khai sinh là Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1979). Làm giấy chứng sinh mình là mẹ đẻ các cháu để làm gì, thì Nguyệt khai để các cháu sau này lớn lên không tủi thân.
Khi tòa hỏi: Khi đặt vấn đề với Trang xin tìm con, thì tìm cho bị cáo hay cho ai? Nguyệt khai: Đặt vấn đề với Trang là tìm cho chị gái bị cáo một đứa bé là Đặng Thị Hương Giang. Tuy nhiên, trước khi đón cháu Công, Nguyệt nói với Trang mình là người trực tiếp đón cháu bé.
Tại tòa, Nguyệt khai, không hề nói bồi dưỡng 40 triệu cho Trang trước khi nhận cháu Công. Tuy nhiên, HĐXX công bố lời khai ban đầu của Nguyệt tại cơ quan điều tra trước khi nhận cháu Công, Nguyệt nhờ Trang tìm cho cháu bé khỏe mạnh.
Nguyệt khai, ngày 1/1/2014, Nguyệt nhận cháu Công tại nhà Trang ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội và không làm bất cứ giấy tờ nào. Chỉ biết mẹ cháu Công khi nhận nuôi được 1 tháng. Khi tòa hỏi: Tại sao không làm thủ tục nhận nuôi thì Nguyệt tiếp tục khai: “Trang nói là cháu Công được chùa nhận nuôi không có giấy tờ gì nên khi trao cháu bé cho bị cáo cháu Công cũng không có giấy tờ gì”.
Mục đích nhận nuôi cháu bé là gì thì Nguyệt khai nhận nuôi vì cái tâm.
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục...
End of content
Không có tin nào tiếp theo