Biển Đông được giám sát bằng công nghệ viễn thám
Đây là một trong những Dự án trọng điểm của Đề án tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển nhằm tăng hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển và hải đảo.
Đã có bản đồ địa hình Hoàng Sa và Trường Sa
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển, Dự án đã đảm bảo tiến độ, bám sát nội dung dự án phê duyệt, đáp ứng nhu cầu mục tiêu đã đề ra.
Lần đầu tiên Việt Nam có một bộ cơ sở dữ liệu không gian bao trùm toàn bộ vùng biển Việt Nam bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là những khu vực không phải lúc nào cũng ra tận nơi để đo vẽ, giám sát được.
Ngoài ra, Dự án đã lập được 4 thiết kế kỹ thuật cho tài nguyên môi trường biển gồm: Thiết kế kỹ thuật cho bản đồ địa hình quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Thiết kế kỹ thuật cho lớp phủ bề mặt biển; Thiết kế kỹ thuật kèm theo các bộ chỉ số vật lý, hóa học sinh vật biển; Thiết kế kỹ thuật cho hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên môi trường biển.
Theo ông Nguyễn Xuân Lâm, Cục trưởng Cục Viễn thám Quốc gia, Chủ nhiệm đề tài: Hiện nay vùng biển Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, đo đạc bản đồ biển, khảo sát địa chất... nhưng chưa có công trình nào bao quát được toàn bộ bức tranh của vùng biển Việt Nam, đặc biệt trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vì vậy việc áp dụng công nghệ viễn thám với những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống để điều tra cơ bản và giám sát tài nguyên môi trường vùng biển và hải đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng và hoàn toàn phù hợp.
Với cơ sở dữ liệu không gian và lưu dưới dạng số, toàn bộ Biển Đông đã được Việt Nam giám sát trọn vẹn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội biển, cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng.
"Sau 3 năm tiến hành điều tra bằng sử dụng ảnh viễn thám, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ảnh vệ tinh đa đã tương đối trọn vẹn cho toàn bộ vùng biển và hải đảo Việt Nam; qua đó chúng ta dễ dàng thành lập bản đồ địa hình bằng tư liệu ảnh vệ tinh cho 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, hệ thống giám sát đa thời gian giúp việc điều tra cơ bản theo dõi biến động tài nguyên môi trường biển và hải đảo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trở nên dễ dàng...", ông Nguyễn Xuân Lâm cho biết thêm.
Nắm chắc mọi "động thái" trên Biển Đông
Theo ông Nguyễn Xuân Lâm, từ những cơ sở dữ liệu vệ tinh chúng ta thu thập được Việt Nam sẽ dễ dàng xác định được vị trí, hình dáng, diện tích các đảo (nhỏ), xác định được các công trình trên các đảo… kể cả vùng xa bờ, những nơi khó tiếp cận để điều tra bằng phương pháp truyền thống.
Như vậy, mọi động thái của các bên liên quan trên Biển Đông được chúng ta giám sát chặt chẽ, nhất là ứng xử trái phép của các bên liên quan trên các đảo, đá ngầm trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang bị nước ngoài chiếm đóng trái phép.
Thực tế, trước đây Việt Nam đã sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên đất (lớp phủ thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất) năm 2005; Sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên nước (tài nguyên nước mặt và nước ngầm; các hiện tượng thuỷ văn có liên quan như lũ lụt, nhiễm mặn, biến động lòng sông, lòng hồ…) và sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát môi trường (giám sát rừng, các thảm thực vật...).
Tuy nhiên, tháng 5/2013 khi Việt Nam phóng thành công vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 (tháng 8/2013 thử nghiệm và căn chỉnh quỹ đạo xong và bàn giao cho Việt Nam quản lý và sử dụng từ tháng 9/2013; 100% nhân sự vận hành vệ tinh là người Việt) và đến tháng 2/2014 bắt đầu thu nhận và xử lý thành công ảnh chụp từ vệ tinh này.
Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước khu vực Đông Nam Á tuyên bố sở hữu và làm chủ công nghệ vệ tinh viễn thám cùng với Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia.
Theo ông Nguyễn Xuân Lâm, bất kỳ vị trí nào trên Biển Đông các cơ quan cần quan sát, Cục sẽ cung cấp ảnh đúng vị trí cần chụp chỉ trong vòng 24 giờ.
Ông Lâm cho biết, từ khi được đưa lên quỹ đạo, VNREDSat-1 đã chụp được gần 22.000 cảnh ảnh, trong đó gần 6.000 ảnh chụp lãnh thổ Việt Nam. Các ảnh viễn thám này thời gian qua được cung cấp sử dụng phục vụ cho một số dự án trong và ngoài ngành tài nguyên môi trường. Dự kiến, năm 2017 Việt Nam sẽ tiếp tục phóng vệ tinh viễn thám thứ 2 VNRED Sat-1B vào vũ trụ với sự hợp tác của Vương quốc Bỉ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Loài cây hiếm nhất trên thế giới, chỉ có ở Trung Quốc, được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
Tại sao những người chết cóng cởi bỏ quần áo mà vẫn nở nụ cười?
'Sốc' trước lý do Quan Vũ được cả cảnh sát lẫn xã hội đen Hong Kong thờ phụng, fan Tam Quốc chục năm chưa chắc đã biết
Xuất hiện 'quái vật ăn não' dài chưa đầy 20cm và ăn thịt 3.000 con chuột mỗi năm?