Bộ Công an vào cuộc làm rõ vụ nước mắm nhiễm Arsen
Theo VTV đưa tin, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan chức năng để kiểm tra việc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đưa thông tin 67% mẫu nước mắm bị nhiễm Arsen vượt mức cho phép. Đây là khẳng định của Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an - với các cơ quan báo chí bên lề Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV.
Thượng tướng Tô Lâm khẳng định, nếu có vi phạm trong việc cạnh tranh thương mại, thiếu minh mạch, tung tin gây dư luận xấu thì phải xử lý để duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh. Nếu vi phạm hình sự thì sẽ xử lý hình sự.
Trong diến biến khác, Bộ Y tế ngày 22/10 đã chính thức công bố kết quả kiểm tra nước mắm. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8568/VPCP-TTĐT ngày 10/10/2016, ngày 12/10/2016 Bộ Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất, kinh doanh nước mắm tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Đồng thời lấy 247 mẫu ngẫu nhiên với 210 nhãn hiệu sản phẩm nước mắm khác nhau của 82 cơ sở sản xuất (cả theo phương pháp truyền thống và công nghiệp), trên thị trường và một số siêu thị để kiểm nghiệm tại 04 viện kiểm nghiệm hàng đầu của ngành y tế: Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia, Viện Dinh Dưỡng, Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Nha Trang, Kết quả như sau:
1. 247/247 (100%) các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện Arsen vô cơ.
2. Kiểm nghiệm các kim loại nặng khác: Chì, Thủy ngân và Cadimi đều không phát hiện.
3. Không phát hiện mẫu nước mắm nào được sản xuất từ nước và hóa chất. Các cơ sở được kiểm tra đều sản xuất nước mắm từ nguyên liệu là cá và muối hoặc nước mắm cốt (được sản xuất từ cá và muối) và phụ gia thực phẩm với các tỷ lệ khác nhau.
4. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất nước mắm là được phép nếu phụ gia đó nằm trong danh mục cho phép, đúng đối tượng sử dụng, không được vượt ngưỡng theo quy định, đảm bảo độ tinh khiết và không quy định số lượng phụ gia thực phẩm tối đa được phép dùng trong một sản phẩm thực phẩm. Quy định này của Bộ Y tế hoàn toàn phù hợp với quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX), các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực ASEAN.
Như vậy, các thông tin nước mắm là nước pha hóa chất, nước mắm có nhiễm thạch tín (thạch tín chỉ được gọi cho Arsen vô cơ) ảnh hưởng đến sức khỏe con người là không chính xác gây tâm lý hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh nước mắm kể cả nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống và công nghiệp.
Theo Bộ Y tế, vì mục tiêu hàng đầu là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời để đảm bảo quyền lợi kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, việc cung cấp các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm cần phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)